19:40 EDT Thứ năm, 09/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sản xuất nông nghiệp theo hướng thân thiện với môi trường

Thứ hai - 30/03/2015 23:05
Quy trình sản nông nghiệp xuất an toàn, thân thiện với môi trường đang là định hướng được ngành chức năng tỉnh Bắc Ninh khuyến khích áp dụng.

Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng, các loại phân bón hóa học, cộng với kỹ thuật trong canh tác, chăn nuôi còn hạn chế, vấn đề xử lý phụ phẩm, chất thải chưa triệt để... đang tiềm ẩn những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới cộng đồng cũng như sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp.

Sản xuất theo quy trình an toàn, thân thiện với môi trường đang là hướng được ngành chức năng khuyến khích áp dụng. Những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh đã triển khai nhiều chương trình, dự án, khuyến khích xây dựng cánh đồng mẫu lớn, chỉnh trang đồng bộ hệ thống đường giao thông, thủy lợi giúp nông dân có điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Đồng thời, xây dựng các mô hình trình diễn, vận động nông dân tích cực cải tạo đồng ruộng, thay đổi tập quán canh tác.

 

Sở KH&CN trình diễn mô hình sử dụng chế phẩm sinh học trong xử lý rơm rạ 
thành phân hữu cơ góp phần bảo vệ môi trường.
Với diện tích đất canh tác hơn 36.000 ha, hàng năm, nông dân trong tỉnh sử dụng hàng nghìn tấn phân bón và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) các loại. Trong quá trình sản xuất, do chú trọng đến năng suất, hiệu quả kinh tế nên bà con thường sử dụng nhiều hợp chất hóa học và thuốc BVTV.  Ngành chức năng hướng dẫn nông dân thực hiện nguyên tắc “4 đúng”; áp dụng các kỹ thuật canh tác tiên tiến như quy trình thâm canh lúa chất lượng cao, gieo sạ, trồng rau màu an toàn theo quy trình VietGAP…

 

Để tận dụng rơm, rạ sau thu hoạch, các đơn vị chức năng triển khai một số mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học xử lý rơm rạ làm phân bón hữu cơ, góp phần lấy lại độ phì nhiêu và tăng hàm lượng các chất khoáng cho đất, giảm thiểu các tác động đến môi trường.

Tỉnh Bắc Ninh hỗ trợ 100% kinh phí tuyên truyền, tập huấn chuyển giao KH-KT; hỗ trợ 100 triệu đồng/ha/năm trong 3 năm đầu cho tổ chức, cá nhân sản xuất từ 0,5 ha rau chuyên canh trở lên được cấp giấy chứng nhận VietGAP; hỗ trợ máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản thực phẩm... Qua đó, nhiều mô hình mới có chất lượng, hiệu quả, phù hợp với điều kiện canh tác của các địa phương được nhân rộng.

Trong chăn nuôi, ngành chức năng thường xuyên phối hợp với các địa phương tổ chức đánh giá hiện trạng, tác động của ô nhiễm môi trường và có biện pháp xử lý đối với các cơ sở chăn nuôi gây ô nhiễm.

Tiếp tục thực hiện công tác quy hoạch, đưa các trang trại ra khỏi các khu dân cư; vận động người dân đầu tư xây dựng các mô hình như nuôi gà an toàn sinh học theo tiêu chuẩn VietGAP, nuôi lợn trên nền đệm lót sinh thái, sử dụng công nghệ khí sinh học biogas để xử lý chất thải... Phổ biến rộng rãi việc sử dụng chế phẩm sinh học xử lý chất thải chăn nuôi để giảm mùi, diệt khuẩn và tăng khả năng phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi. 

Trong nuôi trồng thủy sản, các trang trại nuôi lớn và các hộ ở những vùng nuôi thủy sản tập trung đã từng bước thực hiện các biện pháp để ngăn chặn, kiểm soát, hạn chế tối đa các mối nguy hại gây ô nhiễm nguồn nước; đẩy mạnh phát triển theo hướng ổn định diện tích, thâm canh tăng năng suất, tích cực áp dụng các tiến bộ KHKT, quản lý tốt môi trường, dịch bệnh vùng nuôi, bảo đảm chất lượng ATVSTP.

Qua đó, nhiều vùng nuôi có sản lượng thủy sản hơn 200 tấn/năm như Xuân Lai, Bình Dương, Nhân Thắng (Gia Bình), Trung Chính, Phú Hòa, Phú Lương  (Lương Tài), Việt Hùng, Hán Quảng, Phù Lãng (Quế Võ)... đang tiến tới nuôi theo vùng đạt tiêu chuẩn sản phẩm an toàn.

Bảo đảm hài hòa giữa lợi ích kinh tế với bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp vẫn đang là một vấn đề nan giải. Trong thời gian tới, các đơn vị chức năng cần tiếp tục chủ động khuyến khích và thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu, chuyển giao khoa học về môi trường.

Các địa phương đẩy nhanh tiến độ chương trình xây dựng NTM để hoàn thiện đồng bộ hạ tầng kỹ thuật đồng ruộng, đẩy mạnh xử lý phụ phẩm nông nghiệp theo hướng tái sử dụng. Tăng cường kiểm tra, xử lý, đình chỉ sản xuất đối với các trang trại gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; đôn đốc các trang trại, gia trại thực hiện các biện pháp xử lý ô nhiễm, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững./.

Theo Bắc Ninh Online
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 154

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 153


Hôm nayHôm nay : 39860

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 479629

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60801586