00:54 EDT Chủ nhật, 12/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nghiên cứu biện pháp chống lại côn trùng hại cây trồng

Thứ sáu - 10/04/2015 03:00
Các nguyên liệu thông thường được nướng lên có thể là một phương pháp làm gia tăng hiệu quả của vi-rút Cydia pomonella granulovirus (CpGV) - một tác nhân gây bệnh hại côn trùng tự nhiên được đưa vào công thức có tính chất thương mại hóa để tiêu diệt ấu trùng sâu Codling – loài sâu hại táo (lê, quả óc chó và các cây ăn quả khác).
Nghiên cứu biện pháp chống lại côn trùng hại cây trồng

Nghiên cứu biện pháp chống lại côn trùng hại cây trồng

Các nghiên cứu của Alan Knight - nhà côn trùng học tại Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) và đồng nghiệp Thụy Điển của ông là Peter Witzgall cho thấy rằng việc bổ sung thêm hai chất kích thích ăn cho công thức thuốc phun là nấm men bia và đường nâu có thể làm tăng tỉ lệ tiêu hóa của các loài gây hại của vi-rút gây bệnh cho côn trùng gây tử vong này, tránh thiệt hại cho nhiều cây ăn quả.

Nghiên cứu của các nhà khoa học hiện đang là một phần của một nỗ lực nghiên cứu rộng hơn nhằm kết hợp các thành phần hợp thành hay "tá dược", sẽ cải thiện hiệu suất CpGV dưới dạng là một thay thế sinh học cho thuốc trừ sâu phổ rộng tốn kém được áp dụng và có hại đối với các loài côn trùng có ích, bao gồm cả ký sinh trùng hoặc động vật ăn thịt – những loài đặt sâu hại trong tầm kiểm soát.

Hiện nay, CpGV được sử dụng trên diện tích hơn 370.000 mẫu Anh trồng táo trên toàn thế giới. Tuy nhiên, hiệu quả của nó dưới hình thức là một loại thuốc trừ sâu sinh học có thể giảm bớt thông qua tiếp xúc với tia cực tím (UV) và khuynh hướng ấu trùng chui sâu vào trái cây để ăn thịt trái ngay sau khi nở, theo Knight – người hiện đang hợp tác với Cơ quan Nghiên cứu nông nghiệp (ARS) của USDA tại Wapato, Washington cho biết.

Trong 2 năm thử nghiệm, việc bổ sung thêm đường và men bia vào thuốc phun của CpGV đã tiêu diệt được nhiều ấu trùng hơn (83%) so với công thức vi-rút (55%) và các biện pháp chỉ kiểm soát nước (17%). Phương pháp điều trị này cũng làm giảm tổn thương cho những quả táo trong 1 đến 2 năm thử nghiệm, Knight báo cáo. Ông cùng hợp tác với Đơn vị Nghiên cứu côn trùng trên rau quả của ARS (còn được gọi là "Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Nông nghiệp Yakima") tại Wapato, Washington.

Bên cạnh đường và men bia, Knight và Witzgall đang đánh giá các chất phụ gia tự nhiên khác để làm cho vi-rút này có hiệu lực hơn. Chúng bao gồm các chất kích thích ăn như: ester quả lê, dịch chiết bắp chưa tiệt trùng và một số loài nấm men tự nhiên.

Ngay cả với những cải thiện, CpGV không có khả năng trở thành một biện pháp kiểm soát sâu bướm codling riêng biệt cho người trồng, mà là một phần của một phương pháp tổng hợp để quản lý sâu bệnh, trong đó sử dụng nhiều biện pháp, chẳng hạn như làm gián đoạn giao phối dựa trên chất pheromone dẫn dụ giới tính.

Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nghiên cứu nông nghiệp, số ra tháng 3 năm 2015.

Nguồn: http://iasvn.org

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 238


Hôm nayHôm nay : 29405

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 579242

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60901199