14:13 EST Thứ bảy, 28/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chuẩn bị ao nuôi và chọn cá lóc giống

Thứ năm - 18/07/2013 23:25
Vài năm gần đây, người dân ở nhiều địa phương như Đồng Tháp, An Giang, Trà Vinh, Kiên Giang nhận thấy cá lóc dễ nuôi và có giá trị kinh tế, giá trị dinh dưỡng cao nên nghề nuôi cá lóc thịt trở nên khá phổ biến...
Theo cán bộ kỹ thuật Nhà máy Thực phẩm gia súc cao cấp Con Heo Vàng - Đồng Tháp trực thuộc Tổng Công ty TNHH Thương mại VIC, cá lóc là một loài cá dữ, phàm ăn và có tính ăn rộng. Thức ăn của loài cá này chủ yếu là các loài động vật. Để giúp bà con nuôi cá đạt hiệu quả, cán bộ kỹ thuật Nhà máy Thực phẩm gia súc cao cấp Con Heo Vàng - Đồng Tháp hướng dẫn:
- Chuẩn bị ao nuôi: Chúng ta có thể sử dụng ao mới đào hoặc tận dụng ao cũ với hệ thống cấp và thoát nước chủ động. Diện tích ao nuôi có thể từ 100-2.000m2 tuỳ vào nhu cầu và điều kiện nuôi. Nên sử dụng ao nuôi theo kiểu hình chữ nhật để tiện cho việc chăm sóc quản lý và thu hoạch. Bờ ao phải vững chắc tránh bị sạt lở và không bị ngập nước vào mùa lũ. Sau mỗi vụ nuôi, chất thải tồn đọng ở đáy ao là rất lớn. Có những ao nuôi còn trải qua dịch bệnh, mầm bệnh còn tồn đọng trong ao nên khâu cải tạo ao nuôi là rất quan trọng. 
Để có được ao nuôi an toàn và hiệu quả, người nuôi tiến hành cải tạo theo các bước sau: Tát cạn nước, diệt tạp và cá dữ. Đối với ao đã có dịch bệnh cần giữ nước trong ao và xử lý bằng chlorine, formol và benzalkonium chloride hoặc sử dụng thuốc thành phẩm có bán trên thị trường dùng để chuyên diệt vi khuẩn, virus, nấm và một số ngoại ký sinh trùng, bảo tử; tiếp theo là vét sạch lớp bùn ở đáy ao. Bón vôi liều lượng 10-15kg/100m2, phơi nắng ao từ 2-3 ngày để khử phèn và diệt mầm bệnh. Ao bị nhiễm phèn không nên phơi nắng lâu tránh hiện tượng nứt nẻ đất gây xì phèn đáy ao; bước cuối cùng là cho khoảng 50-60cm nước vào rồi bón phân gây màu nước. Sau 3-5 ngày tiếp tục cho nước vào với mực nước tối thiểu từ 1,5-2m rồi mới tiến hành thả cá. 
- Chọn giống: Người chăn nuôi nên chọn mua cá giống ở nơi có uy tín và chất lượng. Cá phải đều màu, đồng cỡ, không bị dị tật, bóng mượt, không bị xây xát và không mang mầm bệnh. Cá giống có trọng lượng từ 2,34-5g/con. Quá trình vận chuyển cá phải nhẹ nhàng không làm sây sát, bị strees, không vận chuyển với mật độ cao để đảm bảo cá khoẻ mạnh, hạn chế nhiễm bệnh sau khi thả. Nên thả cá vào lúc mát trời, trước khi thả nên tắm muối hoặc vitamin C giúp cho cá chống sốc và tăng sức đề kháng. Mật độ thả cá có thể từ 30-100 con/m2 ( thích hợp nhất là 40-60 con/m2). Khi thả cá nuôi mật độ vừa phải, tuỳ thuộc vào chất lượng nguồn nước nơi nuôi vì nếu nuôi mật độ quá cao sẽ khó quản lý, dịch bệnh sẽ xảy ra, còn không gian chật hẹp quá, cá chậm lớn và hao đầu con ảnh hưởng hiệu quả, chi phí nuôi lại bị tăng cao.
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 55

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 53


Hôm nayHôm nay : 43147

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1245908

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72928617