18:24 EST Thứ sáu, 15/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Có nên sử dụng phân bón từ chất thải bột ngọt?

Thứ tư - 11/07/2012 05:26
Phân bón dạng lỏng có tên Ami - Ami được tạo ra từ chất thải của quy trình sản xuất bột ngọt Ajinomoto đang được nhiều nông dân Đồng bằng sông Cửu Long đưa vào sử dụng rộng rãi trên ruộng lúa. Hiệu quả trước mắt đã rõ nhưng tác động đến môi trường về lâu dài chưa được kiểm chứng.

Trong khi các nhà khoa học đang tranh cãi Ami - Ami là phân bón hữu cơ hay chất thải công nghiệp thì nó đã được nhiều nơi sử dụng trong quá trình canh tác. Theo nhiều nông dân, ưu thế của Ami - Ami là giá thành rẻ, chỉ cần bơm một lần duy nhất vào ruộng lúa.

Anh Nguyễn Thanh Muôn ở huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) vừa bơm phân Ami - Ami vào 5 công lúa 25 ngày tuổi cho hay: "Thấy nhiều người sử dụng loại phân này hiệu quả nên vụ thu đông này, tôi quyết định bơm phân cho lúa".

Anh Nguyễn Thanh Sơn, hàng xóm của anh Muôn cũng chọn cách bơm phân vào ruộng lúa bởi chi phí thấp hơn so với sử dụng phân hạt. Anh nhẩm tính: "Phân bón Ami - Ami có giá 1 triệu đồng/m3, mỗi công lúa tôi chỉ tốn 200.000 đồng, trong khi nếu dùng phân hạt, mỗi vụ tôi phải bón đến 3 lần, mỗi công tốn 1 triệu đồng/vụ".

Nhiều nông dân đã sử dụng Ami - Ami bón cho lúa còn cho biết, khi phân được bơm vào ruộng thì ốc bươu vàng và một số loại cá bị chết. Ban đầu lúa có hiện tượng cháy lá nhưng khoảng 10 ngày sau, cây sẽ phục hồi và phát triển nhanh.

Điều đáng nói là, cho đến nay, vẫn chưa có đánh giá tác động đến môi trường của loại phân bón này. Chỉ biết rằng, khi bơm phân bón vào ruộng lúa, màu sắc nước sẽ thay đổi, chuyển sang nâu đen.

Theo ông Dương Nghĩa Quốc, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đồng Tháp: "Ami-Ami là loại phân bón nằm trong danh mục cho phép lưu hành của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Sở không khuyến cáo nông dân sử dụng cũng như không cấm. Mặc dù loại hóa chất này làm cho cây lúa phát triển tốt nhưng nếu không tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật thì có thể sẽ có tác dụng ngược. Vì vậy, tôi kiến nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT nên có nghiên cứu và đánh giá nghiêm túc khi sử dụng loại phân bón này cho lúa".

Nguyệt Ánh
Theo:Kinhtenongthon.com.vn

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 322


Hôm nayHôm nay : 53681

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 626554

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70853869