22:04 EDT Chủ nhật, 05/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đào tạo giảng viên khuyến nông cấp Quốc gia: Bước đột phá trong phương pháp giảng dạy

Chủ nhật - 26/04/2015 23:17
Khóa đào tạo giảng viên khuyến nông cấp Quốc gia do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (KNQG) tổ chức, diễn ra từ ngày 23/3 - 2/4/2015 tại thành phố Hòa Bình với sự tham gia của 61 cán bộ khuyến nông đến từ 26 tỉnh thành miền Bắc từ Thanh Hóa trở ra có nhiều nét đổi mới, mang tính chất đột phá trong phương pháp giảng dạy.
 

 

Đc Nguyễn Hồng Tuấn - GĐ TT KN Hòa Bình chia sẻ tại Lễ bế giảng

 

Trong khóa đào tạo lần này, học viên được trang bị các kiến thức về chính sách liên quan đến khuyến nông như: Đổi mới công tác khuyến nông Việt Nam; Kinh tế hợp tác và liên kết trong sản xuất nông nghiệp; Biện pháp thích ứng khí hậu trong chăn nuôi; Liên kết trong sản xuất lúa gạo; Hiệu quả từ mô hình nuôi sinh sản theo quy phạm VietGAP; Hội nhập kinh tế quốc tế; Một số chính sách về phát triển nông thôn mới; Những bài học kinh nghiệm trong chương trình thực hiện xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam; Triển vọng phát triển cây trồng biến đổi gen ở Việt Nam.

 

Các học viên thực hành trên lớp

 

Ngay từ đầu năm 2015, để kiện toàn nội dung tài liệu, và đổi mới kỹ năng, phương pháp tập huấn, Trung tâm KNQG đã biên soạn bộ tài liệu “Kỹ năng dạy học khuyến nông” để tích hợp phương pháp khuyến nông với kỹ thuật chuyên ngành nhằm giúp các tỉnh tổ chức những khóa ToT có hiệu quả.

Với mục tiêu thông qua các khóa đào tạo giảng viên khuyến nông cấp Quốc gia, xây dựng đội ngũ giảng viên nòng cốt, có phương pháp và kỹ năng tập huấn tốt để tham gia thực hiện đào tạo cho đội ngũ cán bộ khuyến nông cấp tỉnh và cấp huyện tại các địa phương, do vậy tại khóa đào tạo này phần lớn thời gian các học viên được học kỹ năng giảng dạy khuyến nông với các nội dung chính: Phương pháp giảng dạy cho người lớn tuổi; Kỹ năng dạy học khuyến nông; Tham quan thực tế và thực hành giảng  trên đồng ruộng; Phương pháp giảng dạy trên đồng ruộng FFS; Phương pháp tập huấn nông dân cho nông dân; Phương pháp kỹ năng giảng dạy thực hành trên đồng ruộng. Số lượng thông tin mà người học viên phải tiếp thu trong khóa đào tạo này rất lớn, tuy nhiên nhờ thay đổi phương pháp giảng dạy nên việc tiếp thu của mỗi học viên trở nên dễ dàng hơn.

 

Các học viên thực hành trên đồng ruộng

 

Tại Lễ bế giảng khóa đào tạo, các học viên đã thẳng thắn chia sẻ và trao đổi cởi mở xoay quanh các vấn đề về công tác tổ chức lớp học, nội dung thiết kế chương trình đào tạo, thời lượng và nội dung cụ thể của từng chuyên đề, đặc biệt sự cần thiết của nội dung từng chuyên đề mà học viên quan tâm. Một số ý kiến cho biết, các khóa tập huấn trước thường tập trung nhiều về lý thuyết, khóa đào tạo lần này học viên được thực hành về phương pháp nhiều hơn, trong đó các học viên tâm đắc nhất là phương pháp lấy học viên làm trung tâm. Khóa học giúp các học viên có được kỹ năng đứng lớp tự tin và khéo léo xử lý tốt các tình huống trong qua trình giảng bài. Đây là dịp để các cán bộ khuyến nông trao đổi, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm về công tác khuyến nông nói chung, công tác đào tạo tập huấn tại mỗi địa phương nói riêng; cùng góp ý về phương pháp giảng dạy trong quá trình thực hành để mỗi học viên tự hoàn thiện bản thân. Sau khóa tập huấn này, trở về địa phương, mỗi học viên sẽ tích cực chuyển giao những kiến thức, các kỹ năng tập huấn hiện trường, tài liệu… đến các cán bộ khuyến nông cấp tỉnh, xã góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên nòng cốt cho bà con nông dân. Bên cạnh đó, còn có một số ý kiến đề nghị ban tổ chức khóa học cần dành thời gian đi thực địa, nâng cao hơn nữa về nội dung tập huấn tại hiện trường và rút ngắn thời gian học trên lớp.

Phát biểu tại Lễ bế giảng, TS Phan Huy Thông - Giám đốc Trung tâm KNQG đánh giá cao tinh thần học của học viên, chất lượng và hiệu quả của khóa học. Đồng chí đề nghị ban tổ chức trong thời gian tới tăng cường hơn nữa các phương pháp, kỹ năng, kiến thức tổng hợp chung, bổ sung phương pháp sân khấu hóa (thơ ca) nhằm tăng sức hấp dẫn không khí vui nhộn của học viên trong lớp học.

Đồng chí lưu ý các học viên của khóa đào tạo tiếp thu phương pháp, kỹ năng từ lớp học này, vận dụng ngay tại địa phương đối với các lớp đào tạo tập huấn đã có trong kế hoạch được triển khai năm 2015, đồng thời tiếp tục gửi các ý kiến đóng góp cho nội dung khóa đào tạo về Trung tâm KNQG để Trung tâm hoàn thiện.

 

Ban tổ chức chụp ảnh lưu niệm cùng các học viên

 

Kết thúc Lễ bế giảng, đồng chí Phan Huy Thông – Giám đốc Trung tâm KNQG, và đồng Vương Đắc Hùng – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hòa Bình đã trao chứng chỉ hoàn thành khóa học cho các học viên. Theo kế hoạch,  trong thời gian tới, Trung tâm KNQG sẽ tiếp tục tổ chức 02 lớp đào tạo giảng viên khuyến nông cấp Quốc gia cho các tỉnh vùng Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long tại Cần Thơ và vùng Duyên hải miền Trung tại Thừa Thiên Huế.  

 

Lãnh đạo TTKNQG trao chứng chỉ cho các học viên
Theo khuyennongvn.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: khuyến nông

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 174

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 172


Hôm nayHôm nay : 62072

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 312680

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60634637