22:31 EDT Thứ bảy, 18/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Silicon: Nguyên tố quan trọng trong sản xuất lúa

Thứ tư - 06/05/2015 21:25
Silicon (Si) là nguyên tố dồi dào thứ hai của lớp vỏ trái đất sau oxy. Lâu nay, nó đã bị các nhà sinh thái học lãng quên bởi vì nó không được coi là một chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Tuy nhiên, nghiên cứu trong những năm gần đây cho thấy rằng nó có lợi cho sự phát triển của nhiều loài thực vật, trong đó có các cây trồng quan trọng như lúa gạo, lúa mì và lúa mạch.

Ví dụ như, Silicon tăng cường khả năng đề kháng lại sâu hại, mầm bệnh và các căng thẳng phi sinh học như muối, hạn hán và bão. Do đó, silicon có thể đóng vai trò tối quan trọng trong sự phát triển của hệ thống sản xuất lúa bền vững với lượng thuốc trừ sâu độc hại đầu vào thấp hơn hoặc bằng 0.

Các nhà nghiên cứu từ dự án liên ngành LEGATO về sản xuất lúa bền vững đã xem xét chi tiết hơn lượng silicon trong thực vật ở nhiều khu vực khác biệt ở Việt Nam và Philippines để cung cấp những hiểu biết về tầm quan trọng của nguyên tố này trong sản xuất lúa gạo.

Dữ liệu cho thấy rằng nước tưới tiêu có thể cung cấp một lượng silicon đáng kể được cây hấp thụ. Trong nước mưa, nồng độ Si ở dưới giới hạn phát hiện của phương pháp phân tích; do đó, các nhà nghiên cứu cho rằng mưa là nguồn Si không quan trọng cho cây. Một nguồn Si chính trong thực vật là sự phân hủy của các hạt đất rắn.

Trong một nghiên cứu tiếp theo, các nhà nghiên cứu LEGATO hiện đang tập trung tìm hiểu về các quá trình của đất, để xác định nguồn silicon trong cây trong suốt giai đoạn phát triển. Tài liệu khoa học gần đây cho thấy việc tái chế và phân hủy của rơm đóng vai trò rất quan trọng đối với nguồn silicon. Do đó, nông dân nên tái chế rơm hoàn toàn.

Không phải tất cả các nông dân được phỏng vấn trong dự án LEGATO đều thực hiện việc này. Ví dụ như, một số nông dân bỏ đi một phần rơm và sử dụng nó làm phân bón cho các thửa ruộng trồng rau. Về lâu dài, điều này có thể có tác động tiêu cực đến nguồn silicon cho cây lúa. Đặc biệt trong những khu vực nơi đất bị phong hóa mạnh mẽ, và nguồn Si do đó rất thấp (ví dụ như, ở các khu vực nghiên cứu của dự án LEGATO ở Việt Nam), thì nông dân nên xem xét nguồn Si là một yếu tố trong việc quản lý ruộng lúa.

Nguồn: iasvn.org

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 278


Hôm nayHôm nay : 61900

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 988329

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61310286