11:06 EST Thứ bảy, 21/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Dây chuyền chế biến hạt giống chất lượng cao

Thứ năm - 15/11/2012 02:56
Trước năm 2001, lượng hạt giống được xử lý sau khi thu hoạch ở nước ta đạt chưa đến 10%. Nhưng từ khi dây chuyền thiết bị chế biến hạt giống chất lượng cao của Viện Cơ điện nông nghiệp & công nghệ sau thu hoạch ra đời và đi vào thực tiễn SX, tỷ lệ này đã tăng lên gần 90%. Đây thực sự là lời giải giải cho bài toán nâng cao chất lượng hạt giống.

 

Trội hơn hàng ngoại

TS Chu Văn Thiện, Viện trưởng Viện Cơ điện NN&CNSTH cho biết, trước những năm 2000, ông được đi tham dự hội thảo, tham quan công nghệ chế biến hạt giống ở rất nhiều nơi trên thế giới. Tại các nước phát triển như Mỹ hay Liên minh châu Âu (EU), gần như 100% số hạt giống đều được xử lý và phân loại sau quá trình thu hoạch.

Không nói đâu xa xôi, ngay bên cạnh chúng ta là nước láng giềng Trung Quốc, tỷ lệ hạt giống được chế biến cũng lên đến 50%. Trong khi đó, tại nước ta, tỷ lệ này không quá 10%. Chính vì thiếu khâu xử lý hạt giống, bảo quản kém… chất lượng hạt giống của nước ta luôn bị “chê” là không đạt chất lượng.

Theo ông Thiện, trước đây tình trạng hạt giống của ta kể cả sau khi đóng bao bì, nhãn mác mà bị lẫn hạt khác hoặc hạt giống cỏ là chuyện… bình thường ở huyện. Chưa kể đến, độ đồng đều cũng không đảm bảo, một bao giống mà quá nhiều kích thước khác nhau, hạt lành, hạt vỡ.

Với những dây chuyền nhập khẩu, giá thành của nó rất cao, có khi lên đến 4 - 5 tỷ đồng. Số tiền này vào thời điểm đó không hề nhỏ với các công ty chế biến hạt giống. Còn những hộ kinh doanh, chế biến nhỏ lẻ hay người dân thì đây thực sự là… một giấc mơ dài.

Nhận thấy thực trạng trên, Viện Cơ điện NN & CNSTH đã trình Bộ NN-PTNT, Bộ KH-CN để tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu, lựa chọn công nghệ và thiết bị để chế biến một số loại hạt giống cây trồng chất lượng cao quy mô vừa và nhỏ”.


Dây chuyền chế biến hạt giống của Viện Cơ điện NN&CNSTH hiệu quả cao, chi phí giảm

Đây là một trong những công trình trọng điểm cấp nhà nước, được thực hiện trong vòng 3 năm (2001 - 2004). Đến năm 2005, TS Chu Văn Thiện, chủ nhiệm đề tài trên đã cho ra đời dây chuyền thiết bị chế biến hạt giống chất lượng cao. Sản phẩm đã được Hội đồng KH-CN nghiệm thu cấp nhà nước đánh giá loại xuất sắc.

Nếu như trước đây, nước ta phải nhập khẩu hoàn toàn từ nước ngoài thì sản phẩm này đã được nội địa hóa gần như hoàn toàn. Tất cả các bộ phận cơ khí của dây chuyền đều được SX trong nước. Duy nhất có một bộ phận phải nhập về lắp ráp là bảng điều khiển điện tử tự động.

Chính vì điều này, giá thành của một dây chuyền chế biến hạt giống giảm xuống đáng kể. Một dây chuyền tương tự nhập về của các nước EU là gần 5 tỷ đồng, của Trung Quốc cũng phải 2 tỷ, nhưng dây chuyền của viện chỉ có giá khoảng 1 tỷ đồng.

Không những không thua kém hàng ngoại, sản phẩm dây chuyền chế biến hạt giống của viện lại còn có một số điểm tỏ ra vượt trội hơn. Ngoài việc xử lý, phân loại, đóng bao… dây chuyền này còn được tích hợp công nghệ nhuộm màu cho hạt giống bằng chất bảo quản.

Chi phí thấp

Trong tất cả các loại hạt giống ở nước ta, có lẽ lúa là “khách hàng” quen thuộc nhất của hệ thống dây chuyền chế biến này. Hạt lúa giống sau khi thu hoạch sẽ được làm khô bằng phơi hoặc sấy trên máy sấy đơn giản, sau đó được làm sạch sơ bộ bằng máy làm sạch như sàng quạt. Việc này sẽ được thực hiện tại các cơ sở chế biến vệ tinh.

Qua công đoạn sơ chế, hạt lúa có độ ẩm dưới 20%, độ sạch trên 96% và là nguyên liệu thích hợp để vào dây chuyền chế biến tinh chế. Thao tác này vừa góp phần nâng cao chất lượng hạt giống, đồng thời giảm chi phí cho khâu tinh chế. Sau khi đảm bảo độ sạch và độ ẩm, hạt giống sẽ được chuyển vào hai silo (bồn chứa) để ủ hoặc đảo trong quá trình sấy.

Để đảm bảo tính liên tục và ổn định của hệ thống, giữa các khâu sẽ có silo chứa trung gian, phía dưới silo có các van kiểu cánh bướm để điều chỉnh lưu lượng dòng nguyên liệu đúng theo quy trình kỹ thuật. Qua giai đoạn sấy, hạt giống sẽ được xả xuống thiết bị băng tải và được gầu tải chuyển vào máy phân loại và làm sạch.

Nhờ có kết cấu đặc biệt của bộ phận hút cửa trước, cửa sau và sàng… bằng bi nên hiệu suất làm sạch của máy lên đến 99,5%. Sau khi được làm sạch, hạt giống được gầu tải chuyển vào “trống” chọn hạt, đẩy hạt vỡ, gãy ra ngoài, tạo sự đồng đều về kích thước của khối hạt. Số hạt giống không đạt yêu cầu này sẽ được đẩy ra ngoài, tận dụng chế biến thức ăn cho gia súc.

Ông Thiện cho biết, hạt giống nếu đã qua dây chuyền chế biến này, tỷ lệ đồng đều có thể đạt tới 99,99%. Một ưu điểm của máy đó là có thể thay “trống” một cách dễ dàng. Tùy từng loại hạt mà ta lắp ghép từng loại “trống”. Kết cấu của “trống” hiểu nôm na như một cái “sàng” có kích thước chia nhỏ theo đúng quy định chất lượng của hạt giống.

 

Tính đến nay, Viện Cơ điện NN&CNSTH đã chuyển giao được 30 dây chuyền cho các đơn vị trong toàn quốc. Ngoài ra, viện cũng nhận được rất nhiều đơn đặt hàng từ các nước như Lào, I rắc, Cuba… Với một dây chuyền không kém hàng nhập, có giá thành rẻ một nửa, tích hợp công nghệ bảo quản hạt giống trong khi chi phí chế biến tiết kiệm được 75%, đây thực sự là một sản phẩm chất lượng, đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật chế biến hạt giống khắt khe nhất.

“Tuy dây chuyền này là một trong rất nhiều sản phẩm mà viện chế tạo ra, nhưng nó lại chiếm đến 50% doanh thu cả cơ quan trong vài năm qua”, TS Thiện hồ hởi chia sẻ.

 

Ví dụ như “trống” chọn ngô thường là 7 mm/1 lỗ, còn với lúa là 3 mm. Máy móc dễ vận hành, sửa chữa và tháo lắp cũng là một điểm “cộng” cho hệ thống dây chuyền này. Từ đây, hạt giống lại được gầu múc chuyển vào máy xử lý hóa chất. Đó là một hợp chất có chứa bảo quản đồng thời tạo màu luôn cho hạt giống. Chất này hoàn toàn không ảnh hưởng tới chất lượng hạt giống mà còn giúp hạt giống tồn tại vài năm trong kho mà không hề bị ẩm mốc, mối mọt. Công đoạn cuối cùng cả dây chuyền là chuyển toàn bộ hạt giống vào silo chứa thành phẩm rồi định lượng đóng bao.

Toàn bộ dây chuyền SX kể trên được điều khiển hoàn toàn tự động qua bảng điều khiển công nghệ cao. Khi có sự cố, đèn đỏ trên bảng điều khiển sẽ tắt, chuông báo động sẽ chạy. Chỉ một bộ phận nhỏ bị lỗi, cả hệ thống dây chuyền sẽ được ngắt hoàn toàn, tránh sự tổn thất về máy móc. Ngoài lúa và ngô, hệ thống dây chuyền này còn có thể xử lý cả hạt đỗ, lạc, đậu tương…

Những dây chuyền nhập khẩu từ nước ngoài, nguyên liệu sử dụng hoàn toàn bằng dầu DO, chi phí rất cao. Khắc phục nhược điểm này, trên dây chuyền của ta, dầu DO đã được thay thế bằng than đá (kíp lê). Trên thị trường hiện nay, 1 kg than đá chỉ có giá 4.000 đồng, trong khi dầu DO là 21.000 đ/kg. Tính sơ sơ, cùng một lượng nhiệt tỏa như nhau, nếu dùng than đá thì giá thành rẻ hơn 3 lần so với dầu DO.

Mọi thông tin chi tiết, xin liên hệ: Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch

Địa chỉ: 126 Trung Kính, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 043.8689187, Fax: 043.8689131.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: hạt giống

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 120

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 119


Hôm nayHôm nay : 40649

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 904673

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72587382