10:29 EST Thứ bảy, 16/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hiệu quả từ ứng dụng KHKT trong nông nghiệp

Chủ nhật - 30/12/2012 23:10
Tỉnh Hải Dương ứng dụng hiệu quả những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, góp phần tích cực trong việc xây dựng nông thôn mới, cụ thể là các mô hình giống cây trồng, vật nuôi đã cho năng suất và hiệu quả cao.
 


Mô hình sản xuất thử thanh long ruột đỏ ở Chí Linh (ảnh Internet)

 



Năm 2010, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh thực hiện mô hình sản xuất thử thanh long ruột đỏ với tổng diện tích lên đến trên 1 ha tại vùng đất đồi thuộc xã Hoàng Hoa Thám huyện Chí Linh. Đến nay, qua gần 3 năm trồng thử nghiệm, mô hình thanh long ruột đỏ đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Cây thanh long là loại cây ít bị sâu bệnh gây hại, dễ chăm sóc, thích nghi với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng thiếu thuận lợi: Nắng nóng, đất khô cằn, nghèo dinh dưỡng. Mặt khác, đây là giống cây không đòi hỏi nhiều công chăm sóc, giá trị lại cao hơn hẳn các loại cây ăn quả truyền thống. Ông Nguyễn Văn Xuyên, thôn Hồ Giải, xã Hoàng Hoa Thám, thị xã Chí Linh cho biết, với 300 trụ thanh long có thể cho thu hoạch sản lượng hơn một tấn, chất lượng quả thơm, ngọt, trọng lượng bình quân từ 700 - 800 gam/quả, có giá từ 40.000 - 50.000n đồng/kg, cao gấp đôi so với thanh long ruột trắng. Trừ chi phí, gia đình ông thu lãi 40 - 45 triệu đồng/vụ. Mô hình thanh long ruột đỏ là một trong những hướng đi mới của tỉnh Hải Dương nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp, góp phần hình thành những vùng sản xuất hàng hoá tập trung có giá trị. 

Ứng dụng hiệu quả công nghệ sinh học, nhiều loại rau, cây ăn quả, cây lương thực thích nghi với điều kiện môi trường đã được nghiên cứu, triển khai nhân rộng nhằm tận dụng quỹ đất và thay thế cho độc canh cây lúa. Vụ đông xuân 2012, Viện Cây lương thực và Thực phẩm thuộc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam có ba đề tài với sáu giống cà chua, hai giống ớt ngọt, một giống dưa thực hiện thử nghiệm tại Hải Dương. Trong đó, giống cà chua C155 được chọn tạo theo phương pháp chọn lọc cá thể nhiều đời phân lập tạo dòng thuần đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận. Giống có thời gian sinh trưởng từ 120-125 ngày, thời gian thu quả đầu sau khi trồng khoảng 75-80 ngày, có khả năng chống chịu một số bệnh phổ biến như héo xanh vi khuẩn, xoăn vàng lá, sương mai… Cà chua C155 rất sai quả, số lượng từ 35-50 quả/cây, khối lượng trung bình 80-85 gam/quả, năng suất vụ sớm đạt 40-45 tấn/ha, vụ chính đạt trên 50 tấn/ha, mang lại thu nhập trung bình trên 100 triệu đồng. Trong thời gian tới, giống cà chua C155 cùng với các giống lai số 1, lai số 2, VT3 sẽ được nhân rộng tại các huyện Gia Lộc, Nam Sách, hứa hẹn năng suất cao và cải thiện thu nhập cho bà con nông dân. 

Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong việc xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên môn hóa, tỉnh Hải Dương cũng đã ban hành Quyết định phê duyệt Chương trình “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phát triển sản xuất nông sản hàng hóa góp phần xây dựng nông thôn mới tỉnh Hải Dương giai đoạn 2012 – 2015”. Chương trình được thực hiện trong thời gian 4 năm (từ năm 2012-2015) do Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương chủ trì. Theo đó, mục tiêu chung của Chương trình là lựa chọn nhân rộng các tiến bộ khoa học công nghệ về trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản nhằm nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm, phấn đấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản giai đoạn 2012-2015 tăng bình quân 2,6%/năm, đồng thời thực hiện các dự án đào tạo, tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ cho 3.000 lượt đối tượng ở nông thôn.
Theo baotintuc.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 361


Hôm nayHôm nay : 45662

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 659613

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70886928