09:07 EDT Thứ sáu, 03/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bỏ quên khoa học về đất và phân bón

Thứ tư - 26/12/2012 02:31
Đó là khẳng định của GS-TS Nguyễn Văn Bộ - Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam (VAAS) khi trao đổi với NTNN về công tác nghiên cứu khoa học trong năm qua.

 

Theo GS Nguyễn Văn Bộ, đất và phân bón là 2 yếu tố đầu vào quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, nhưng trong những năm qua, các công trình nghiên cứu khoa học về lĩnh vực này chưa được quan tâm đúng mức.

GS-TS Nguyễn Văn Bộ

GS-TS Nguyễn Văn Bộ cũng cho biết:

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, các chương trình, dự án khuyến nông chủ yếu tập trung vào nghiên cứu các vấn đề về giống. Tuy nhiên, thời điểm này, theo tôi cần tập trung nghiên cứu các vấn đề về phân bón và đất. Theo đánh giá của thế giới, phân bón có thể làm tăng 35-50% năng suất cây trồng, trong khi giống lúa lai chỉ làm tăng 25% năng suất.

Việc tăng hàm lượng sử dụng phân bón trong những năm gần đây đã khiến đất đai bị thoái hóa nhanh. GS đánh giá ra sao về tình trạng này?

GS Nguyễn Văn Bộ cho biết: “Chúng tôi đang xây dựng phần mềm hệ thống nhắn tin qua điện thoại để trả lời tự động cho nông dân các vấn đề liên quan đến sử dụng giống, phân bón... phù hợp với từng địa phương, từng vùng. Dự kiến trong năm nay chúng tôi sẽ xây dựng xong hệ thống này”.
- Mỗi năm, chúng ta sử dụng 10 - 12 triệu tấn phân bón các loại. Có khoảng một nửa lượng phân bón trên bị mất đi, đây là một sự lãng phí rất lớn. Mặt khác, việc sử dụng phân bón không hợp lý, sẽ dẫn đến sâu bệnh gia tăng, đặc biệt nó làm chất dinh dưỡng trong đất; độ phì nhiêu tự nhiên của đất giảm.

Về lâu dài, để hướng tới nền nông nghiệp bảo tồn, cần phải giữ độ phì nhiêu tự nhiên của đất không bị thay đổi theo chiều xấu đi. Đây là tài nguyên không thể tái tạo trong một sớm một chiều. Để một mảnh đất phục hóa, có thể trồng lúa được phải mất hàng nghìn năm.

Thưa GS, như vậy, chúng ta làm thế nào để có thể vừa sử dụng hợp lý các nguồn phân bón vừa có thể bảo tồn được độ phì nhiêu của đất?

Bón phân dưỡng lá cho ấu trồng trong mùa lũ.

- Về nguyên tắc lấy của đất cái gì, phải trả lại cho đất cái đó. Trước đây, nông dân trả lại cho đất bằng phân bón hữu cơ cung cấp các nguyên tố đa lượng, vi lượng cho đất. Theo tính toán, phân chuồng trước đây đóng góp 30% tổng nguồn dinh dưỡng, nhưng hiện tại, người nông dân chủ yếu sử dụng phân bón vô cơ. Theo tôi, chiến lược sắp tới phải có đánh giá đúng về tầm quan trọng, vai trò, vị trí của đất nông nghiệp để có đầu tư, nghiên cứu nhiều hơn về đất.

Thực tế, khoảng 10 triệu ha đất nông nghiệp hiện nay chưa được quan tâm đúng mức. Hướng lâu dài phải đào tạo nông dân, hệ thống khuyến nông biết được đặc thù của từng loại đất; biết được đặc điểm của phân bón cơ bản; nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng họ đang sử dụng phổ biến và mối quan hệ của các yếu tố đó với các yếu tố thời tiết, khí hậu.

Xin cảm ơn GS!

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 254

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 252


Hôm nayHôm nay : 52909

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 168779

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60490736