02:36 EDT Thứ sáu, 03/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nga Sơn: Trồng thành công cói bông trắng

Thứ sáu - 21/12/2012 07:35
Huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) là nơi nổi tiếng cả nước về sản phẩm chiếu cói, đây cũng được xem là thế mạnh của địa phương, với 2 giống cói phổ biến là cói bông nâu và cói bông trắng. Cả hai giống cói này đều gắn bó với người dân từ rất lâu, trong đó cói bông trắng có nhiều ưu điểm hơn bởi năng suất cao, phẩm chất tốt, thích hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng.

Chế biến cói ở Nga Sơn.

Đặc biệt, cói bông trắng có thân màu xanh, khi chẻ đem phơi sợi cói rất trắng, óng mượt, dẻo, dai, đẹp và bền, giữ màu tốt, do vậy khách hàng rất ưa chuộng những sản phẩm làm từ loại cói này. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, do thị trường tiêu thụ không ổn định nên người trồng cói không mặn mà với cói, quy trình trồng và chăm sóc không đảm bảo kỹ thuật khiến các giống cói ở Nga Sơn bị thoái hoá nghiêm trọng.

Để bảo tồn, phát triển nghề trồng và chế biến cói, Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa đã phối hợp với Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội chọn 6 xã có kinh nghiệm trồng và thâm canh cói giỏi nhất để thực hiện đề tài “Nghiên cứu phục tráng giống cói bông trắng tại huyện Nga Sơn, Thanh Hoá”. Các đơn vị thực hiện đã tuyển chọn được giống cói bông trắng dạng đứng có độ thuần cao để đưa vào phục tráng theo quy trình nuôi cấy invitro và invivo. Đề tài cũng xây dựng bản hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc giống cói bông trắng; xây dựng vườn ươm diện tích 500m2 và tập đoàn cây giống gốc lưu giữ dưới dạng cây invitro.

Ông Mai Văn Ban, một hộ trồng cói ở xã Nga Thái cho biết: “Thực hiện dự án phục tráng giống cói bông trắng, chúng tôi được hỗ trợ 8 triệu đồng/ha, được tham gia các lớp tập huấn tiếp nhận kỹ thuật thâm canh mới. Thế mạnh của giống cói này là năng suất cao, ít sâu bệnh, không bị nhuốm vàng khi trời mưa nhiều. Năm nay, thời tiết thuận lợi, lại được chăm bón tốt nên năng suất cói bình quân cao hơn mọi năm, đạt 5 tạ/sào (13,5 tấn/ha). Với giá bán từ 10.000 – 12.000 đồng/kg, bà con có thu nhập bình quân 5 – 7 triệu đồng/sào”.

Đề tài phục tráng cói bông trắng đã góp phần giúp nông dân Nga Sơn từng bước nâng cao kỹ thuật thâm canh, từ đó tăng nhanh năng suất cây cói, thúc đẩy sự phát triển của các làng nghề thủ công chế biến cói trên địa bàn. Thống kê cho thấy, sau gần 4 năm thực hiện, tại các xã Nga Thanh, Nga Liên, Nga Thủy, cói bông trắng đã được mở rộng trên 90% diện tích đất trồng cói, ở các xã Nga Thái, Nga Tiến, Nga Tân…, cây cói bông trắng cũng chiếm 70% trong tổng diện tích trồng cói.

Hiện, toàn huyện Nga Sơn có 3.255ha cói, năng suất 78 tạ/ha/năm, tổng sản lượng hơn 22.588 tấn/năm.

Nguyễn Thanh

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: cói bông

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 227

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 225


Hôm nayHôm nay : 35256

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 151126

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60473083