01:09 EDT Thứ sáu, 03/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ứng dụng KH&CN sản xuất giống lúa, ngô chất lượng cao

Thứ ba - 18/12/2012 19:41
Đề tài “Nghiên cứu, lựa chọn công nghệ và thiết bị để chế biến một số loại hạt giống cây trồng chất lượng cao quy mô vừa và nhỏ”, mã số KC 07-05 thuộc Chương trình KH&CN phục vụ CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn bước đầu đạt được kết quả và đã tiến hành sản xuất thử nghiệm.

Tự chủ được giống lúa, ngô

Ths Nguyễn Xuân Thủy, thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết: Là nước sản xuất nông nghiệp, nước ta có nhu cầu rất lớn về giống nhưng lại không tự sản xuất được nhiều, giống nhập khẩu chiếm đến gần 80% số giống nông dân gieo trồng.

Dự án sản xuất thử nghiệm của đề tài.

Đề tài “Nghiên cứu, lựa chọn công nghệ và thiết bị để chế biến một số loại hạt giống cây trồng chất lượng cao quy mô vừa và nhỏ” đã thành công sẽ giúp tự chủ được quy trình công nghệ sản xuất giống lúa và ngô, phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

Quy trình công nghệ chế biến giống lúa và giống ngô đều được xây dựng đồng bộ. Hạt giống sau khi thu hoạch về được làm khô theo phương pháp thủ công hoặc sấy trên máy rồi được sơ chế sạch. Công đoạn này được thực hiện ở những cơ sở chế biến “vệ tinh” đảm bảo sản phẩm sau sơ chế có độ ẩm trên 20%, độ sạch trên 96% để làm nguyên liệu đưa vào tinh chế. Hạt giống đạt chất lượng được chuyển về Trung tâm chế biến để thực hiện theo công nghệ bảo quản có đảo định kỳ và ủ trung gian. Hạt giống được đảo định kỳ từ 1 đến 2 lần cho một mẻ sấy cho đến khi đạt độ ẩm để bảo quản an toàn, hạt giống tiếp tục được qua khâu làm sạch phân loại để tách bụi bẩn và tạp chất, rồi qua khâu chọn hạt gãy vỡ, đảm bảo hạt giống đồng đều về kích thước. Sau đó, hạt giống được qua khâu xử lý hóa chất giống mối mọt và khâu cuối cùng là được đóng gói trong các bao bì bằng polime để bảo đảm lâu dài.


TS Chu Xuân Thiện chia sẻ: Quy trình sấy cả có chi phí năng lượng cao nhất trong dây chuyền công nghệ vì phụ thuộc vào nhiên liệu. Các máy sấy nhập từ nước ngoài hầu hết dùng dầu DO (Diesel Oil), có ưu điểm đảm bảo nhiệt độ sấy, không có bụi, song chi phí rất cao. Việc thay đổi nhiên liệu đốt của máy sấy từ dầu DO sang than đá để sấy hạt giống là giải pháp thích hợp nhất, bởi hạt giống không phải là thực phẩm nên có thể sấy trực tiếp, không cần thiết bị trao đổi nhiệt mà vẫn không làm ảnh hưởng đến chất lượng của hạt giống. Một kg than đá khi cháy tạo ra nhiệt lượng là 7.000 kCal, 1 kg dầu DO khi cháy tạo ra nhiệt lượng là 10.000 kCal. Nếu lấy hiệu suất cháy của than đá là 80%, của dầu DO là 95% và với giá than hiện nay là 4.000 đồng/kg, và dầu DO 21.000 đồng/kg thì tính toán sơ bộ cho thấy, để sản sinh ra cùng một lượng nhiệt như nhau thì sử dụng than đá làm nhiên liệu đốt sẽ rẻ hơn 3 lần so với sử dụng dầu DO. Vì vậy, nhóm đề tài đang nghiên cứu thêm để giảm bớt lượng bụi và điều khiển được quá trình cháy của than, tạo được tác nhân sấy có nhiệt độ ổn định trong quá trình sấy.

Chuyển giao dây chuyền đến nơi sản xuất

Việc trang bị hệ thống thiết bị chế biến giống đã mang lại hiệu quả, giảm chi phí chế biến, để cho ra 1 kg sản phẩm hạt giống đạt chất lượng bằng hệ thống này tốn khoảng 1.510 đồng/kg, chỉ bằng 40% so với chi phí của một dây chuyền nhập ngoại tại Việt Nam (3.780 đồng/kg). Bên cạnh đó, giá thiết bị cũng khá thấp so với một hệ thống tương tự nhập ngoại. Đối với dây chuyền thiết bị chế biến lúa giống năng suất 1/2 tấn/h, giá nhập của các nước: Đan Mạch, Đức, Italia từ 700.000 - 1.200.000 USD, còn nhập của Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan từ 170.000 - 300.000 USD. Đối với dây chuyền sản xuất hạt ngô giống năng suất tương tự, giá nhập của các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaixia từ 130.000 - 200.000 USD. Trong khi đó, hệ thống dây chuyền đồng bộ do đề tài chế tạo để sản xuất giống lúa và giống ngô cùng năng suất chỉ vào khoảng 1 - 1,3 tỷ đồng, bằng 50 - 60% giá nhập của các nước trong khu vực, đó là chưa kể đến phụ tùng thay thế và chi phí chuyên gia quốc tế.

TS Chu Xuân Thiện cho biết: Hiện đề tài đã chuyển giao hơn 30 dây chuyền thiết bị đồng bộ và khoảng 1.000 thiết bị lẻ cho hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước như: Viện Nghiên cứu ngô Trung ương; Công ty giống cây trồng Nông - Lâm nghiệp Đại Thịnh; Công ty CP giống cây trồng Bắc Ninh; Công ty giống cây trồng Trung ương; Công ty giống cây trồng Hà Tây cũ; Công ty Vật tư nông nghiệp Nghệ An; Công ty giống cây trồng vật nuôi Thừa Thiên - Huế; Quảng Trị; Vĩnh Phúc; Sơn La; Lào Cai… Việc ứng dụng thành công dự án đã giúp mang lại tổng doanh thu đạt trên 50 tỷ đồng trong khi kinh phí đề tài thực hiện 2 tỷ đồng và chi phí sản xuất thử nghiệm 1,5 tỷ đồng, thì dự án đã mang lại hiệu quả kinh tế rất ấn tượng. Dự kiến, trong thời gian tới sẽ nhân rộng quy mô dự án, góp phần vào thực hiện thành công chương trình giống cây trồng quốc gia.

 

Phương Hoàn
Theo Báo Tin tức

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 225

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 221


Hôm nayHôm nay : 30998

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 146868

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60468825