14:16 EST Thứ sáu, 27/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Khoa học - công nghệ tạo giá trị cao trên một đơn vị diện tích canh tác

Thứ tư - 13/05/2015 21:57
Trong những năm qua, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, nhiều doanh nghiệp nông nghiệp đã mạnh dạn đầu tư chiều sâu cho nghiên cứu ứng dụng khoa học - công nghệ (KHCN) và công nghệ cao (CNC) vào sản xuất, tạo ra giá trị cao trên một đơn vị diện tích canh tác. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nhân rộng các mô hình đạt hiệu quả cao trên phạm vi cả nước?
Công nhân Công ty Dalat Hasfarm đóng gói hoa. Ảnh: HỒ VĨNH THẮNG

Công nhân Công ty Dalat Hasfarm đóng gói hoa. Ảnh: HỒ VĨNH THẮNG

Đầu tư đúng hướng

Để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, mỗi năm các Công ty bảo vệ thực vật An Giang, Công ty giống cây trồng Trung ương, Công ty cổ phần thủy sản Việt - Úc... đã đầu tư hàng chục tỷ đồng cho Quỹ phát triển KHCN của doanh nghiệp. Tập đoàn TH, Công ty TNHH Agrivina-Dalat Hasfarm đã đầu tư nhiều triệu USD cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Lĩnh vực vật tư, thú y có Công ty cổ phần Dược và Vật tư thú y (Hanvet) đầu tư bình quân 7 tỷ đồng/năm cho nghiên cứu khoa học, chiếm 15% tổng kinh phí đầu tư của doanh nghiệp. Công ty TNHH Syngenta Việt Nam cùng với việc đầu tư xây dựng và thành lập Trung tâm nghiên cứu lúa lai trên diện tích 4 ha tại Nam Định, với số vốn ban đầu là 30 tỷ đồng, hằng năm, Syngenta còn dành khoảng 5 tỷ đồng cho các hoạt động KHCN.

Nhờ ứng dụng các tiến bộ KHCN vào sản xuất, các doanh nghiệp nông nghiệp đã đóng góp gần 30% vào tăng trưởng của ngành. Đáng chú ý là diện tích đất nông nghiệp được các doanh nghiệp ứng dụng KHCN vào sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn ngày càng được nhân rộng, từng bước xóa đi tập tục canh tác manh mún, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng lúa.

Nếu như năm 2013, các doanh nghiệp tại 13 tỉnh Nam Bộ mới chỉ xây dựng được 369 mô hình cánh đồng mẫu lớn, với tổng diện tích gần 120 nghìn ha; các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng có hơn 35 nghìn ha. Đến năm 2014, mô hình cánh đồng lớn tiếp tục được mở rộng trên cả nước, với quy mô hàng trăm nghìn ha. Riêng vụ hè thu năm 2014, ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có hơn 100 nghìn ha lúa được các doanh nghiệp liên kết với nông dân sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, chẳng những giúp doanh nghiệp kiểm soát được chất lượng gạo đầu ra, với giá trị xuất khẩu tăng từ 14 - 30 USD/tấn so với sản phẩm cùng loại trên thị trường, mà còn làm lợi cho nông dân hàng trăm tỷ đồng.

Tạo giá trị hàng hóa cao

Để tạo ra giá trị sản xuất nông nghiệp cao trên một đơn vị diện tích, nhiều doanh nghiệp mạnh dạn nghiên cứu ứng dụng CNC.Trong đó Tập đoàn TH là doanh nghiệp chăn nuôi bò sữa đầu tiên được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng CNC.Đây là Dự án do Ngân hàng Bắc Á tư vấn đầu tư, có tổng mức đầu tư 1,2 tỷ USD trên tổng diện tích 37 nghìn ha với 137 nghìn con bò được chia làm hai giai đoạn (từ năm 2009 - 2017). Đến nay giai đoạn I của dự án với mức vốn đầu tư là 450 triệu USD trên diện tích đất sử dụng 8.100 ha với 45 nghìn con bò cho sữa đã hoàn thành, cho năng suất sữa bình quân toàn đàn hơn 30 lít/con/ngày, vượt xa năng suất cho sữa của các dự án và hộ nông dân đang nuôi bò sữa ở Việt Nam hiện nay. Để khép kín từ chăn nuôi, sản xuất đến phân phối sữa, tháng 7-2013, Tập đoàn TH đã đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến sữa tươi sạch TH true Milk với dây chuyền công nghệ hiện đại nhất Đông - Nam Á, với công suất 500 nghìn lít/ngày. Mặc dù mới đi vào hoạt động, nhưng doanh thu thuần của doanh nghiệp năm 2013 là 3.700 tỷ đồng, dự kiến tới năm nay là 15 nghìn tỷ đồng, nhờ vậy, 1 ha đất canh tác do trueMilk sử dụng đã đem lại giá trị 500 - 1.500 triệu đồng so với chỉ 70 - 80 triệu đồng trước đây.

Hiện, tỉnh Lâm Đồng là một điểm sáng trong ứng dụng CNC vào lĩnh vực trồng trọt, với hơn 3.200 ha rau, hoa, chè ứng dụng công nghệ tưới phun; 1.800 ha cây trồng trong nhà lưới, nhà kính; 3.000 ha sử dụng nhà màng; tổng diện tích rau, hoa, chè ứng dụng công nghệ cao tới 6.400 ha, giá trị nông sản xuất khẩu đạt hơn 80% giá trị xuất khẩu toàn tỉnh. Các mô hình sản xuất rau - hoa ứng dụng CNC của Công ty TNHH LiangBiang Farm, Công ty TNHH Agrivina - Dalat Hasfarm, Công ty TNHH DalatGap...hầu hết đều có quy mô tương đối lớn, thực hiện sản xuất khép kín từ khâu cung cấp vật tư đầu vào đến tiêu thụ sản phẩm mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.

Nhân rộng các mô hình

Các ứng dụng KHCN và CNC trong nông nghiệp mỗi năm mang lại cho doanh nghiệp và nhà nông hàng chục nghìn tỷ đồng, góp phần tăng thu nhập và xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an ninh lương thực và an sinh xã hội ở nông thôn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp có xu hướng chậm lại, hiệu quả chưa cao, kém bền vững. Để phát huy cao hơn vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế, Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Trong đó giải pháp quan trọng hàng đầu là đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật, bao gồm cả CNC vào sản xuất nông nghiệp.

Vì vậy, bên cạnh việc khẩn trương thực hiện Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng CNC đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo đó, đến năm 2020, ngoài hai khu nông nghiệp ứng dụng CNC ở hai tỉnh Hậu Giang và Phú Yên, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quyết định tiếp tục quy hoạch và xây dựng thêm tám khu nông nghiệp ứng dụng CNC tại các tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Khánh Hòa, Lâm Đồng, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Cần Thơ. Phấn đấu đến năm 2030, hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng, hoạt động có hiệu quả 10 khu nông nghiệp ứng dụng CNC đã được thành lập thuộc quy hoạch tổng thể.

Trước mắt, ngành nông nghiệp cần đầu tư nguồn lực tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm về việc chuyển giao KHCN, nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC trên phạm vi cả nước bảo đảm thiết thực, hiệu quả. Đồng thời, tập trung nghiên cứu, chủ động giải quyết các vấn đề quan trọng, bức thiết của ngành, nhất là công nghệ sinh học, chọn tạo và tổ chức sản xuất ra các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng và giá trị thương phẩm cao; các chế phẩm sinh học, vắc-xin, thuốc thú y thủy sản; sản xuất chế biến thức ăn chăn nuôi...

Đồng hành cùng các doanh nghiệp và nhà nông, các cơ quan chức năng cần sớm ban hành cơ chế chính sách đồng bộ, nhất là các chính sách mang tính đột phá đối với nông nghiệp để tạo sự hấp dẫn, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào KHCN nông nghiệp; mạnh dạn chuyển đổi các tổ chức KHCN sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm; tạo môi trường làm việc, chế độ ưu đãi để thu hút nguồn nhân lực KHCN, hỗ trợ đào tạo các nhà khoa học trẻ, nhất là ưu tiên các lĩnh vực về công nghệ sinh học, CNC nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa năng suất cao trên một đơn vị diện tích canh tác.

VŨ KIỀU LAM NGỌC
Theo nhandan.org.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 177


Hôm nayHôm nay : 37396

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1203561

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72886270