02:35 EDT Chủ nhật, 05/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kỳ đà - nuôi dễ, hoàn vốn nhanh

Thứ tư - 27/06/2012 21:52
Kỳ đà đang là vật nuôi được nhiều nông dân Khánh Hòa lựa chọn vì mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, phần lớn các mô hình nuôi kỳ đà đều tự phát nên nông dân rất cần sự hỗ trợ về kỹ thuật của các chuyên gia, cán bộ khuyến nông.
Kỳ đà - nuôi dễ, hoàn vốn nhanh

Kỳ đà - nuôi dễ, hoàn vốn nhanh

Theo chân ông Nguyễn Sinh, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân Phước Lộc (xã Ninh Quang, thị xã Ninh Hòa), chúng tôi đến thăm gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hoa, hộ duy nhất trên địa bàn nuôi kỳ đà. Bà Hoa đến với nghề này cũng rất tình cờ khi con trai bà là Dương Thành Nguyên An, vốn là cán bộ Đoàn, sau khi tìm hiểu thông tin trên mạng internet và thấy triển vọng của loài vật nuôi này đã cùng anh trai vào Củ Chi (TP.Hồ Chí Minh) tìm mua gần 1 tạ kỳ đà giống về nuôi. Theo bà Hoa, kỳ đà dễ nuôi, không tốn nhiều công chăm sóc, lại lớn nhanh. Khi mới mua về, bình quân kỳ đà giống nặng 1kg/con nhưng chỉ sau 6 tháng nuôi đã đạt 5kg/con. Bà Hoa ví von: “Nuôi heo sợ ồn, nuôi bò lo cắt cỏ nhưng nuôi kỳ đà sướng lắm vì nó không kêu la đòi ăn. Thức ăn của kỳ đà cũng đơn giản, dễ kiếm, chủ yếu là gà vịt, tôm cá, phụ phẩm lò mổ…, cho ăn 3 ngày/lần”.

Được biết, từ khi nuôi đến nay, bà Hoa đã xuất bán 3 lần, mỗi lần 20-30kg kỳ đà thịt, với giá 300.000 đồng/kg, giá con giống 500.000 - 600.000 đồng/kg. Hiện, gia đình bà đã gần hoàn vốn.

Bà Hồ Thị Phương ở xã Khánh Bình (Khánh Vĩnh) cũng đang nuôi hàng chục con kỳ đà. Bà cho biết, nuôi kỳ đà thịt rất dễ nhưng nuôi sinh sản khó hơn nhiều. Chuồng nuôi kỳ đà cần được xây kín, rào lưới chắc chắn để chúng không leo ra ngoài, nền láng xi-măng hoặc lát gạch. Trong chuồng nên bố trí bể nước cho kỳ đà tắm và một số vật liệu nhẹ để chúng trú ẩn. Ngoài ra, nếu nuôi sinh sản cần bố trí bãi cát để kỳ đà đẻ trứng. Mùa hè kỳ đà ăn khỏe, lớn nhanh nhưng mùa đông có tập tính hay ngủ nên gày ốm, vì vậy cần sắp xếp chuồng trại thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông để tăng thể lực cho kỳ đà.

Bà Phương cho biết thêm: “Năm ngoái, tôi chủ yếu cho ăn gà, vịt chết nhưng lo không kiểm soát được dịch bệnh nên tôi chuyển sang cho kỳ đà ăn dế và chúng sinh trưởng rất nhanh”.

Bà Phương mua kỳ đà giống ở Đắk Lắk, bình quân 600.000 đồng/kg (3 con/kg). Kỳ đà lớn nhanh, sau 1 năm nuôi có thể đạt 3,5-4kg/con. Theo bà Phương, khi kỳ đà đạt trọng lượng 1,8-3,5kg/con là có thể xuất bán; nếu để lớn hơn 4kg/con, thịt của chúng rất dai nên bị ép giá. Hiện, thị trường tiêu thụ kỳ đà giống và thương phẩm rất rộng mở, có bao nhiêu thương lái mua bấy nhiêu.

Là người đam mê nuôi các loài động vật quý hiếm, bà Phương cho rằng, nuôi kỳ đà sinh sản rất khó. Sau khi đẻ, chúng sẽ vùi trứng trong cát và trứng tự nở thành con. Trứng kỳ đà to bằng hột mít nhưng vỏ mềm. Sau 30-35 ngày, trứng nở, nếu không tách kỳ đà đực ra ngay thì tỷ lệ hao hụt sẽ rất lớn do tập tính ăn con của kỳ đà đực (nếu nuôi phối giống nên để tỷ lệ 1 đực/10 cái). Ngoài ra, nhiệt độ ấp cũng là vấn đề rất quan trọng. Mặc dù mới nuôi kỳ đà được vài năm nhưng bà Phương đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm, thậm chí đã có một số doanh nhân Trung Quốc mời bà sang chuyển giao kỹ thuật nuôi kỳ đà nhưng bà vẫn chưa nhận lời.

Nuôi kỳ đà đang là cơ hội lớn cho những ai đam mê nuôi động vật quý hiếm. Theo những hộ nuôi kỳ đà, cơ quan khuyến nông cần xây dựng mô hình nuôi kỳ đà, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người dân để đạt hai mục đích: nhân cấy nghề mới có hiệu quả kinh tế cao và bảo tồn, duy trì nguồn gen động vật hoang dã.

Kỳ đà thuộc lớp động vật bò sát, tập tính thích ăn động vật; ngủ nghỉ ban ngày; ban đêm kiếm ăn; sinh trưởng nhanh sau mỗi lần lột xác. Kỳ đà trưởng thành sau 18 tháng tuổi, dài 2,5m, nặng 7-8kg và bắt đầu đẻ trứng.

Phân biệt đực cái: lật ngược bụng kỳ đà quan sát gốc đuôi và lỗ huyệt. Con đực: gốc đuôi phồng to, lỗ huyệt lồi có gờ. Khi bóp gốc đuôi thấy gai giao cấu màu đỏ thẫm lòi ra ở lỗ huyệt. Con cái: đuôi thon nhỏ, lỗ huyệt nhỏ lép, khi bóp gốc đuôi không thấy gai giao cấu lòi ra.

Theo kinhtenongthon
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 229

Máy chủ tìm kiếm : 13

Khách viếng thăm : 216


Hôm nayHôm nay : 37130

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 270040

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60591997