15:27 EST Thứ sáu, 24/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

“Loạn” lúa giống, dân khốn khổ

Thứ năm - 04/09/2014 20:53
Mặc dù vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã sản xuất được nhiều loại giống lúa gắn mác chất lượng cao, song thu nhập của người trồng lúa vẫn rất thấp. Nguyên nhân được nhìn nhận ban đầu là do khâu sản xuất giống, thu mua và xuất khẩu còn nhiều bất cập.
Lúa giống tràn lan, kém chất lượng làm ảnh hưởng đến năng suất của bà con nông dân.

Lúa giống tràn lan, kém chất lượng làm ảnh hưởng đến năng suất của bà con nông dân.

Hơn 200 giống lúa trên đồng ruộng

Một điều tra của Viện Lúa ĐBSCL cho thấy, hiện nay mỗi tỉnh ở khu vực này có khoảng 50 giống lúa được trồng phổ biến, ở mỗi huyện trung bình có khoảng 30 giống, mỗi xã khoảng 20 giống. Tâm lý người dân là thích trồng những giống lúa mới, ngắn ngày, nhiễm ít sâu bệnh, có thể chống chịu với phèn, mặn, khí hậu khắc nghiệt...

Ông Nguyễn Văn Trạng, nông dân xã Lộc Hòa, huyện Long Hồ (tỉnh Vĩnh Long) cho biết: “Gia đình tôi chọn lúa IR50404 để sản xuất trên 0,5ha trong vụ lúa hè thu mới đây vì loại lúa này phát triển tốt, ít sâu bệnh hơn các giống khác. Đặc biệt là khi thu hoạch có thương lái tìm đến mua ngay. Tuy nhiên, gia đình tôi chỉ trồng khoảng 3 vụ rồi phải chuyển sang giống khác, bởi làm nhiều vụ liên tục giống này sẽ cho năng suất thấp”.

PGS-TS Nguyễn Ngọc Đệ - Phó Trưởng khoa Phát triển nông thôn (Trường ĐH Cần Thơ) cho biết: “Nếu tính cả vùng ĐBSCL, hiện nay người dân sản xuất trên 200 giống lúa khác nhau. Còn theo số liệu thu thập của chúng tôi thì nhiều năm trước, vùng này có khoảng 1.600 giống lúa mùa được trồng theo từng môi trường sinh thái khác nhau như vùng nước nổi, vùng nước sâu, vùng ven biển…

Tuy nhiên, do nhiều giống lúa có thời gian sinh trưởng kéo dài, làm 1 vụ hết gần 1 năm nên từ những năm thập niên 70 đến nay, người dân bắt đầu chọn dùng những giống ngắn ngày để trồng lúa 2 vụ, 3 vụ”.

Một thay đổi nữa ở ĐBSCL là, hệ thống thủy lợi, bơm tưới vùng ngày càng được hoàn thiện, mở rộng nên rất thuận lợi để người dân gieo cấy giống ngắn ngày, ngoài ra lúa ngắn ngày còn cho năng suất cao, dễ bán. Hiện chỉ vài địa phương còn trồng lúa mùa, chủ yếu với mục đích bảo tồn như lúa nổi (huyện Tri Tôn, An Giang), lúa nàng thơm chợ đào, lúa một bụi đỏ, lúa trắng tép…

Điều đáng lưu ý là do quá nhiều giống lúa nên việc kiểm soát chất lượng lúa giống ở các địa phương còn bỏ ngỏ. Ngoài các viện, trường nghiên cứu ra các giống mới siêu nguyên chủng, nguyên chủng, xác nhận thì ở huyện nào, xã nào cũng mọc lên hàng loạt cơ sở nhân giống tư nhân, các điểm nhân giống tự phát…

Một cán bộ chuyên nghiên cứu về giống cho biết, theo thống kê của Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), toàn vùng ĐBSCL chỉ có 34% người dân sử dụng giống lúa xác nhận, trong đó có 12% giống được cơ quan chức năng cấp chứng nhận, còn lại là mua giống ở những cơ sở nhân giống “tự phong” có chất lượng. Phần lớn các cơ sở nhân giống bán giống đã qua lai tạo nhiều đời, lẫn tạp nên không đảm bảo chất lượng, năng suất thấp.

Sản xuất giống theo thị trường

Không những “loạn” từ khâu giống, mà khâu thu mua lúa gạo hiện nay cũng tồn tại nhiều bất cập. Trong đó, tình trạng thương lái thu mua các loại lúa về rồi trộn lẫn với nhau đang diễn ra rất phổ biến. Theo đó, sau khi mua lúa ở các hộ dân, thương lái sẽ đem về ghe trộn lẫn các loại lúa hạt dài với hạt dài, các loại hạt tròn với hạt tròn rồi đem về nhà máy xay xát ra gạo, bán cho doanh nghiệp. Điều này làm chất lượng gạo xuất khẩu bị giảm sút, kéo theo đó là giá bán gạo của Việt Nam luôn ở mức thấp, không thể xây dựng được thương hiệu.

TS. Lê Văn Bảnh - Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL cho biết: “Không chỉ thương lái mà một số doanh nghiệp cũng trộn nhiều loại gạo vào một bao rồi đem đi xuất khẩu. Khi đó, gạo mềm cơm, gạo thơm, gạo dẻo lẫn lộn vào nhau và chỉ bán được tại một số thị trường dễ tính. Làm ăn kiểu này, doanh nghiệp đã tự hại mình và cuối cùng người phải chịu thiệt nhiều nhất vẫn là nông dân”.

PGS-TS Nguyễn Ngọc Đệ khẳng định: “Hiện nay, chúng ta có nhiều giống lúa có chất lượng tốt hơn rất nhiều so với trước đây, nhưng các doanh nghiệp vẫn coi là sản phẩm cũ, mua lúa của nông dân với giá thấp. Để cải thiện điều này, các doanh nghiệp không thể giữ mãi cung cách làm ăn theo kiểu “ăn xổi” nữa, mà cần có kế hoạch làm tăng giá lúa gạo bằng cách tăng cường quảng bá sự khác biệt giữa các giống cũ - mới, đồng thời bán theo từng nhóm gạo cho từng nhóm thị trường khác nhau, cũng như tích cực tìm kiếm thị trường mới, khó tính để bán với giá cao hơn, giúp tăng thu nhập cho nông dân”.


Các doanh nghiệp phải xác định được những thị trường như Trung Đông, Tây Âu, Bắc Mỹ, châu Phi… cần mua loại gạo như thế nào, sau đó mới yêu cầu người dân sản xuất theo từng loại giống, với sản lượng và tiêu chuẩn nhất định. Nếu không có giống đáp ứng theo nhu cầu của một khu vực nào đó thì đặt hàng các nhà khoa học nghiên cứu, lai tạo”. 
 TS Lê Văn Bảnh
Theo danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 340

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 338


Hôm nayHôm nay : 68593

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1334599

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74381570