07:21 EST Thứ bảy, 21/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nhận biết tôm bệnh qua quan sát

Thứ hai - 19/11/2012 02:52
Dấu hiệu tôm bị bệnh khá đa dạng, chúng xuất hiện nhiều trên cơ thể tôm, có thể là biểu hiện của một hay nhiều tác nhân gây hại. Vì thế, khi chẩn đoán bệnh, cần xác định được tác nhân chủ yếu gây bệnh để có hướng xử lý đúng đắn.

Ruột đầy thức ăn, màu sắc trong là biểu hiện của tôm khỏe mạnh.

Màu sắc của cơ thể tôm

Các phụ bộ và thân hơi đỏ: Có thể là nhiễm vi-rút đốm trắng, bị “sốc” môi trường, nhiễm khuẩn nên rối loạn sắc tố.

Đốm trắng trên vỏ đầu ngực: Có thể là nhiễm vi-rút đốm trắng, nhiễm Vibrio sp., hoặc môi trường nước ao có pH cao, giàu canxi.

Tôm màu xanh da trời: Có thể do dinh dưỡng kém, rối loạn đường huyết hoặc thiếu asthaxanthin.

Màu sắc của mang tôm

Mang có màu nâu (đen) có thể do nhiễm Vibrio harveyi, do hàm lượng ôxy trong nước thấp, do cơ chế tạo melanin của tôm, có thể do thiếu nghiêm trọng vitamin C, hoặc nhiễm khuẩn dạng sợi.

Mang màu xanh có thể do mật độ quá dày của tảo lục hay tảo lam.

Phụ bộ

Có thể bị bẩn do ký sinh trùng và nấm bám.

Có thể bị đứt (mòn) râu, chân và đuôi do nhiễm khuẩn, do mật độ tôm thả dày, do rối loạn tuyến tạo vỏ.

Vỏ tôm

Có thể bị cùn chủy, vỏ gồ ghề, đuôi dợn cong… do độc tố của tảo. Có thể có đốm đen do nhiễm khuẩn, nhiễm nấm; bị nhớt do ký sinh trùng bám; bị sẫm màu do thiếu vitamin C.

Cơ tôm

Tôm ăn ít hoặc không ăn kéo dài làm thịt, cơ co lại làm rỗng vỏ. Ngoài ra, tôm có thể bị bệnh hoại cơ do nhiều tác nhân.

Tốc độ tăng trưởng và sự phân đàn của tôm

Tôm có thể chậm lớn, tôm phân đàn do nhiễm MBV (bệnh còi).

Mức độ lột xác

Tôm khó lột xác, lột xác một nửa (tôm sẽ chết) do suy dinh dưỡng hoặc do môi trường quá nghèo dinh dưỡng; hàm lượng ôxy thấp.

Sau khi lột xác tôm bị biến dạng (mềm vỏ) do sốc môi trường, thiếu CaCO3 trong môi trường nước, do dinh dưỡng.

Quan sát đường ruột

Ruột tôm đầy thức ăn sau khi cho ăn là tôm khoẻ.

Nếu ruột tôm rỗng từng đoạn hay toàn bộ là tôm mắc bệnh ăn ít hoặc không ăn.

Quan sát màu phân tôm

Phân có màu xanh đen, xám đen, hồng ở tôm nhỏ, màu nâu ở tôm lớn là bình thường.

Phân màu trắng có thể do nhiễm khuẩn; phân màu đỏ cũng có thể do nhiễm khuẩn nhưng đôi khi chỉ đơn giản là một loại thức ăn nào đó.

KS. Trần Ngọc Lãm

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 171

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 168


Hôm nayHôm nay : 33366

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 897390

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72580099