21:30 EDT Thứ sáu, 19/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Những đánh giá tươi sáng về cây trồng biến đổi gen

Thứ hai - 11/05/2015 22:12
Theo Báo cáo về tác động đối với kinh tế - xã hội và môi trường của cây trồng biến đổi gen trên toàn cầu giai đoạn 1996 – 2013 của Viện PGEconomics (Anh), cây trồng biến đổi gen (BĐG) tiếp tục cho thấy các tác động tích cực về kinh tế và môi trường, giúp nông dân, đặc biệt nông dân ở các nước đang phát triển, tăng năng suất cây trồng trong khi sử dụng nguồn lực canh tác ít hơn.
Những đánh giá tươi sáng về cây trồng biến đổi gen

Những đánh giá tươi sáng về cây trồng biến đổi gen

Theo Tiến sỹ Graham Brookes, Giám đốc Viện PGEconomics, đồng tác giả bản báo cáo: “Năm 2013 - năm thứ 18 ứng dụng cây trồng BĐG trên diện rộng, công nghệ này tiếp tục cho thấy tác động tích cực trong việc nâng cao sản lượng cây trồng, tăng cao thu nhập cho nông dân và giúp cải thiện môi trường sống tốt hơn cho các cộng đồng dân cư. Báo cáo cũng cho thấy, nông dân tại các quốc gia và cộng đồng nông thôn đang phát triển đang được hưởng lợi nhiều hơn”.

Cây trồng biến đổi gen góp phần giúp nông dân tăng thu nhập, giảm tác động môi trường. Ảnh: thesaigontimes.vn.

Hỗ trợ an ninh lương thực toàn cầu

Theo báo cáo, trong giai đoạn 1996 - 2013, cây trồng BĐG đã giúp sản xuất thêm 138 triệu tấn đậu tương, 274 triệu tấn ngô cho toàn cầu. Công nghệ này cũng góp phần tạo ra thêm 21,7 triệu tấn bông và 8 triệu tấn canola.

Cây trồng BĐG cho phép người nông dân có thể trồng được nhiều hơn mà không sử dụng thêm nguồn đất canh tác. Giả sử chỉ riêng trong năm 2013, nếu như nông dân không canh tác cây trồng BĐG thì để duy trì được mức sản xuất năng suất như hiện tại đòi hỏi cần có thêm 5,8 triệu tấn đậu tương, 8,3 triệu tấn ngô, 3,5 triệu tấn bông và 0,5 triệu tấn cải dầu. Và để sản xuất được khối lượng thêm đó, diện tích đất canh tác cần thêm khoảng 11% diện tích đất canh tác ở Mỹ, 29% diện tích đất canh tác được tại Brazil hay tương đương với 32% diện tích trồng ngũ cốc của 28 nước châu Âu.

Tăng năng suất cây trồng

Công nghệ kháng sâu (insect resistant - IR) được sử dụng trên bông và ngô đã liên tục giúp tăng sản lượng các cây trồng này khi giảm được thiệt hại do côn trùng có hại gây ra. Năng suất trung bình tăng thêm trong giai đoạn 1996-2013 tính trên tổng diện tích áp dụng cây trồng BĐG là 11,7% đối với ngô chống chịu sâu bệnh và 17% đối với bông chống chịu sâu bệnh. Năm 2013 cũng là năm đầu tiên các giống đậu tương BĐG chống chịu sâu bệnh được thương mại hóa chính thức tại Nam Mỹ, nơi người nông dân đã đạt được mức cải thiện năng suất tăng thêm trung bình là 10%.

Công nghệ kháng thuốc trừ cỏ được sử dụng trên đậu tương và cải dầu cũng đóng góp vào việc tăng sản lượng các cây trồng này tại những quốc gia canh tác; ví dụ nông dân tại Argentina có thể trồng 1 vụ đậu tương sau vụ lúa mỳ tại cùng một mùa canh tác và đạt được năng suất cao hơn cũng như được hưởng lợi từ hiệu quả quản lý cỏ dại của công nghệ này.

Tăng thu nhập cho nông dân

Canh tác cây trồng BĐG đã giúp cho người nông dân có được mức thu nhập tốt hơn. Lợi ích kinh tế thuần ở mức độ đồng ruộng trong năm 2013 là 20,3 triệu đô la Mỹ, tương đương với mức tăng thu nhập trung bình thêm khoảng 122 đô la Mỹ/ha. Trong suốt 18 năm từ năm 1996 đến 2013, tổng thu nhập đạt được trên toàn cầu từ việc canh tác cây trồng BĐG là 133,5 tỷ đô la Mỹ.

Đầu tư vào ứng dụng cây trồng BĐG tiếp tục cho thấy là một cơ hội tiềm năng cho nông dân trên toàn thế giới. Chi phí người nông dân phải trả cho việc đầu tư vào công nghệ này trong năm 2013 (khoảng 6,8 tỷ đô la Mỹ đầu tư vào chuỗi cung ứng) tương đương với 25% tổng thu nhập thu về (tổng thu nhập 27,3 tỷ đô la Mỹ trong số đố 20,5 tỷ đô la Mỹ là con số thu nhập đạt được của người nông dân). Tính trung bình trên toàn cầu, nông dân thu lại trung bình khoảng 4,04 đô la Mỹ cho mỗi 1 đô la Mỹ chi phí đầu tư họ bỏ ra.

Năm 2013, nông dân tại các nước đang phát triển thu lại được 4,22 đô la Mỹ cho mỗi đô la họ đầu tư vào giống cây BĐG (chi phí này chỉ tương đương với 24% tổng thu nhập đạt được), trong khi đó, nông dân tại các nước đang phát triển thu lại khoảng 3,88 đô la Mỹ cho mỗi 1 đô la đầu tư (tương đương với 26%). Tỉ lệ lợi nhuận thu được từ việc ứng dụng công nghệ BĐG của nông dân tại các nước đang phát triển cao hơn so với các nước đã phát triển phản ánh sự yếu kém hơn trong việc cung cấp và thực thi các quyền sở hữu trí tuệ đi kèm với các mức lợi ích trung bình tại các nước đang phát triển.

Cải thiện môi trường

Cây trồng BĐG vẫn đang góp phần vào việc cắt giảm đáng kể lượng khí thải hiệu ứng nhà kính từ canh tác nông nghiệp. Công nghệ này đã giúp giảm bớt nguồn năng lượng sử dụng và mức độ lưu trữ carbon trong đất khi giảm bớt việc làm đất trong khi canh tác. Năm 2013, việc áp dụng công nghệ này đã giúp loại bớt 28 tỷ kg CO2 thải ra, mức này tương đương với việc giảm bớt khoảng 12,4 triệu xe hơi lưu thông trên đường trong vòng 1 năm.

Cây trồng BĐG cũng giúp hạn chế mức độ sử dụng thuốc trừ sâu trong giai đoạn 1996 – 2013 khi cắt giảm khoảng 550 triệu kg (tương đương với 8,6% so với trước). Lượng giảm này tương đương với khối lượng hoạt chất thuốc trừ sâu phun trên diện tích đất canh tác của khoảng 27 quốc gia châu Âu trong 2 vụ. Kết quả đã giúp giảm các tác động môi trường tiêu cực liên quan đến việc sử dụng thuốc trừ cỏ và thuốc trừ sâu sử dụng trên các khu đất canh tác cây trồng BĐG khoảng 19%.

 
Nguồn: kinhtenongthon.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: cây trồng

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 405

Máy chủ tìm kiếm : 18

Khách viếng thăm : 387


Hôm nayHôm nay : 43896

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 873017

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64858961