11:04 EST Thứ tư, 01/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phát triển công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông, thủy sản

Thứ hai - 29/06/2015 21:22
(Thủy sản Việt Nam) - Đó là chủ đề chính tại Hội nghị phát triển nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp vừa được Bộ NN&PTNT tổ chức tại Hà Nội với sự chủ trì và tham dự của Bộ trưởng Cao Đức Phát; cùng sự tham dự của đại diện các cục, vụ, viện và một số doanh nghiệp.
Phát triển công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông, thủy sản

Phát triển công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông, thủy sản

Trong giai đoạn 2006 - 2014, “Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020” đã và đang triển khai 214 nhiệm vụ khoa học công nghệ với tổng kinh phí được cấp là 551,447 tỷ đồng; Trong đó, 130 nhiệm vụ khoa học công nghệ đã nghiệm thu ứng dụng vào sản xuất, về lĩnh vực nông nghiệp là 83 nhiệm vụ; lĩnh vực thủy sản 47 nhiệm vụ. Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ NN&PTNT) cho biết, 130 nhiệm vụ khoa học công nghệ đã nghiệm thu, trong đó, một số nhiệm vụ đã được tiếp tục đầu tư nghiên cứu và phát triển sản phẩm ứng dụng vào sản xuất. Tuy nhiên, chủ yếu mới tập trung vào các giống lúa mới, các chế phẩm vi sinh vật, các cây giống nuôi cấy mô và một vài sản phẩm khác.Để công tác nghiên cứu hiệu quả hơn, trong giai đoạn 2015 - 2020 cần lựa chọn các nhiệm vụ có kế thừa các sản phẩm nghiên cứu trước để hoàn thiện quy trình, xây dựng mô hình ứng dụng phục vụ mở rộng quy mô áp dụng sản phẩm vào thực tiễn sản xuất. Đồng thời, tạo cơ chế để khuyến khích nhập một số công nghệ mới, hiệu quả để ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp, thủy sản tại Việt Nam.

Đại diện phía doanh nghiệp, ông Đặng Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch Tập đoàn Việt-Úc chia sẻ, là một trong những đơn vị hàng đầu trong sản xuất tôm giống, những năm qua, Tập đoàn đã không ngừng đổi mới, phát triển, ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại vào sản xuất để tạo con giống chất lượng nhất. Cùng với đó, con tôm có đóng góp giá trị to lớn trong ngành thủy sản; nên Bộ NN&PTNT cần nghiên cứu đầu tư cho những đơn vị tiên phong nghiên cứu đầu tư công nghệ và là vấn đề cấp bách hiện nay.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Cao Đức Phát nhận định cái quan trọng nhất là nhân lực. Chương trình đã lựa chọn đúng khi bắt đầu bằng đầu tư vào nhân lực. Đào tạo nhân lực không chỉ cho các cơ quan thuộc Bộ NN&PTNT mà cho nước Việt Nam. Đồng thời, cải cách cơ chế tài chính cho khoa học; giao nhiệm vụ cho các trung tâm nghiên cứu; và cơ chế thu hút doanh nghiệp tham gia vào việc ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp, thủy sản. 

Tin: Linh Chi, ảnh: Nguyệt Nga

Thủy sản Việt Nam


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 131


Hôm nayHôm nay : 15818

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 15818

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73062789