13:42 EST Thứ bảy, 28/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phát triển thủy cầm an toàn sinh học

Thứ hai - 22/07/2013 03:26
Tại An Giang, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia vừa tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề “Phát triển chăn nuôi thủy cầm an toàn sinh học (ATSH)”.

Tham dự có lãnh dạo Trung tâm KNQG, đại diện Cục Chăn nuôi, Cơ quan Thú y vùng 7,  đại diện tổ chức FAO tại VN, đại diện các Viện, Trường ĐH, lãnh đạo tỉnh An Giang, ngành nông nghiệp tỉnh cùng 300 nông dân của 10 tỉnh, thành vùng ĐBSCL.

Chăn nuôi vịt là nghề truyền thống của ĐBSCL,  con vịt và sản phẩm của nó đã gắn liền với văn hóa, phong tục, tập quán của người dân Nam bộ; mang lại nguồn thu nhập đáng kể, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Theo Cục Chăn nuôi, năm 2012 đàn thuỷ cầm của cả nước là 84,71 triệu con, đóng góp 27% sản phẩm chăn nuôi gia cầm. Tại ĐBSCL, đàn thuỷ cầm chiếm tỷ lệ cao nhất nước, khoảng 40%, cung cấp số lượng lớn thịt, trứng cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và XK. Năm 2012, vùng ĐBSCL SX được 852 triệu quả trứng, 6 tháng đầu năm 2013 SX được 384.096.679 quả trứng.

Tuy đầu năm 2013 đàn gia cầm trong khu vực giảm nhưng đàn vịt khá ổn định, chứng tỏ lợi nhuận từ chăn nuôi vịt và đầu ra của sản phẩm rất tốt. Hiện có khoảng 6/13 tỉnh, thành ĐBSCL có tổng đàn vịt tăng trưởng. Ở ĐBSCL trung bình mỗi năm tăng khoảng 12,4%, từ 21 triệu con năm 2006 lên trên 67,5 triệu con năm 2012.


Chăn nuôi thủy cầm ATSH đang phát triển mạnh ở ĐBSCL

Theo TS Nguyễn Văn Bắc, Phó trưởng Bộ phận thường trực Nam bộ, Trung tâm KNQG, ở ĐBSCL, nghề chăn nuôi thuỷ cầm, đặc biệt là chăn nuôi vịt là nghề truyền thống lâu đời và là nguồn thu nhập quan trọng của phần lớn hộ nông dân; đặc biệt là nông dân nghèo.

Chăn nuôi vịt tận dụng được điều kiện tự nhiên (ao, hồ, đồng ruộng, kênh rạch…), chi phí đầu tư thấp; đặc biệt là chăn nuôi chạy đồng, vịt chạy đồng tận dụng được khối lượng lớn lúa rơi. Mặt khác, chăn nuôi vịt trong ruộng còn tận dụng được thức ăn trong tự nhiên, tiêu diệt ốc, côn trùng gây hại.

Với lịch thời vụ SX lúa xen kẽ nhau giữa các địa phương nên chăn nuôi vịt chạy đồng ở ĐBSCL diễn ra gần như quanh năm, và tăng cao theo mùa thu hoạch lúa. Tuy nhiên, nghề chăn nuôi vịt chạy đồng kiểm soát không chặt chẽ là nguy cơ làm lây lan, phát tán mầm bệnh ra môi trường.

Từ tháng 8/2008 đến nay dịch cúm gia cầm vẫn rải rác xảy ra ở một số địa phương. Đặc biệt, trong những năm gần đây, virus H5N1 tại nước ta được phát hiện trên thuỷ cầm chiếm một tỷ lệ cao. Vịt có khả năng chứa rất lớn virus H5N1 gây bệnh cao mà không có dấu hiệu gây bệnh.

Do vậy, phát triển chăn nuôi vịt ATSH là nhu cầu cần thiết trong điều kiện hiện nay. Liên tục từ năm 2007 đến nay, tại ĐBSCL, Trung tâm KNQG cùng với Trung tâm KN các tỉnh, thành, Viện Chăn nuôi tổ chức triển khai nhiều mô hình chăn nuôi vịt ATSH tại 10 tỉnh ĐBSCL.

Tại diễn đàn, các hộ nông dân đã đặt nhiều câu hỏi về các mô hình phát triển chăn nuôi thủy cầm ATSH, cách phòng ngừa dịch bệnh, các loại giống siêu thịt, siêu trứng, việc tiêu thụ sản phẩm.

Vì hiện nay đầu ra của sản phẩm nông nghiệp đang là vấn đề nổi cộm, trong đó có thuỷ cầm; giá đầu ra giảm nhưng thức ăn “năm sau luôn cao hơn năm trước” khiến người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn, sau khi bán không muốn tái đàn…

Ông Mai Thành Phụng, Trung tâm KNQG nhận định: Để chăn nuôi thủy cầm đảm bảo phát triển an toàn và bền vững thì vấn đề quan trọng nhất là nhận thức của người chăn nuôi. Do đó cần tăng cường tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, thực hành các biện pháp chăn nuôi ATSH, tiêm phòng vacxin đầy đủ, liên kết giữa chăn nuôi với tiêu thụ thông qua các DN.

Quản lý chặt chẽ vịt chạy đồng theo tinh thần Quyết định 1405/QĐ-TT của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 60 và 92 của Bộ NN-PTNT, quy định về điều kiện ấp trứng gia cầm và chăn nuôi thủy cầm tại vùng ĐBSCL.

Theo ông Phụng, An Giang là một trong những tỉnh ở ĐBSCL sản lượng nuôi gia cầm rất lớn, có nhiều mô hình chăn nuôi vịt ATSH mang lại hiệu quả cao; hạn chế được ô nhiễm môi trường, không phát tán mầm bệnh cúm gia cầm gây ảnh hưởng đến tính mạng con người. Trong 9 năm qua An Giang không xảy ra dịch cúm gia cầm, đây là một kinh nghiệm quý cho các tỉnh trong vùng ĐBSCL làm theo.

Trong thời gian tới, Trung tâm KNQG sẽ đẩy mạnh nhân rộng mô hình chăn nuôi ATSH như vịt - cá, vịt - cá - lúa. Từ đó hạn chế tối đa việc vịt chạy đồng xa, thay vào đó là mô hình vịt chạy đồng gần có kiểm soát và đưa nhanh TBKT mới vào SX như  đưa giống vịt năng suất cao, các sản phẩm xử lý môi trường đạt hiệu quả cao nhằm hạn chế tối đa dịch cúm gia cầm xảy ra ở ĐBSCL và các vùng nuôi thủy cầm khác trong nước.

Nguồn: nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 44

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 42


Hôm nayHôm nay : 43147

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1245475

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72928184