02:25 EST Chủ nhật, 22/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phòng bệnh Niucatxơn (gà rù) bằng thuốc Đông y

Thứ năm - 06/12/2012 21:36
Niucatxơn là bệnh nguy hiểm ở gà, thường xảy ra quanh năm, nhất là lúc giao mùa nhiệt độ hạ thấp. Bệnh do vi-rút gây ra và lây lan nhanh, mạnh, tỷ lệ gà mắc bệnh và chết cao ở mọi lứa tuổi.

Bệnh Niucatxơn lây lan qua đường tiêu hóa và hô hấp, do tiếp xúc giữa gà ốm và gà khỏe, do phương tiện vận chuyển thức ăn, nước uống nhiễm mầm bệnh, do tiếp xúc với động vật, chim hoang dã mang mầm bệnh, bệnh gây viêm, xuất huyết, loét niêm mạc đường tiêu hoá, nhiễm trùng máu, thần kinh nên thường gây tử vong ở gà rất cao.

Triệu chứng

Gà bỏ ăn, đứng khoác áo tơi, chân lạnh, hắt hơi, khò khè, chảy nước mũi nhớt trắng - đỏ, uống nhiều nước, diều căng mềm toàn nước hoặc chướng toàn hơi, chảy nước nhớt có dây ở miệng. Lúc đầu gà đi táo bón sau đó lại tiêu chảy phân có màu trắng, xanh, có bọt hoặc máu. Gà sốt cao, mào tím tái, chết rất nhanh.

Phòng bệnh

Không có thuốc điều trị bệnh Niucatxơn, do vậy lấy khâu phòng bệnh là chính. Người chăn nuôi phải luôn chú ý đến khâu vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống.

Tiêm vắc-xin cũng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả.

Dùng vắc -xin Laxota nhỏ mắt mũi lúc gà 3-7 ngày tuổi, 21 ngày tuổi. Tiêm vắc-xin Niucatxơn hệ I lúc gà 60 ngày tuổi và 135 ngày tuổi. Hoặc sử dụng vắc-xin Niucatxơn chịu nhiệt pha nước cho uống theo hướng dẫn của thú y.

Khi có dịch bệnh xảy ra phải báo ngay cho cán bộ thú y cơ sở, dùng vắc-xin, bổ sung vitaminC, chất điện giải... để tăng sức đề kháng cho những đàn gà chưa mắc bệnh. Cách ly đàn gà ốm, không bán chạy gà ốm. Người nuôi gà ốm không tiếp xúc với đàn gà khác. Phun thuốc sát trùng chuồng nuôi, sân thả, dụng cụ và khu vực xung quanh.

Ngoài ra, bà con có thể dùng bài thuốc Đông y như: Hoàng liên 16g, huyền sâm 12g, bạch thược 12g, hồng hoa 8g; sắc kỹ 2 nước rồi lọc bỏ bã, lấy dịch lọc làm thuốc cho gà uống hoặc trộn vào thức ăn cho gà.

Nguyễn Thị Nhàn

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 141

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 140


Hôm nayHôm nay : 26534

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 933025

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72615734