22:54 EST Thứ bảy, 21/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thành công nhờ dám đổi kỹ thuật nuôi

Thứ ba - 06/11/2012 20:05
(Thủy sản Việt Nam) - Trong khi nhiều người nuôi tôm thất bại, vẫn có những mô hình thành công, hiệu quả cao, góp phần thúc đẩy nghề nuôi tôm phát triển bền vững.

Thay đổi để vượt khó

Hội chứng tôm chết sớm (EMS)/Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS) là loại bệnh mà giới khoa học trong ngoài nước đang còn bó tay.

Thế nhưng thời gian gần đây vẫn có những mô hình doanh nghiệp và cá nhân nuôi tôm không chỉ vượt qua “cơn bão” dịch bệnh mà còn gặt hái nhiều thành công.

Được nhiều người tìm đến học hỏi, quan tâm nhất hiện nay có lẽ là mô hình của Công ty TNHH Hải Dương (huyện Tuy Phong, Bình Thuận) bởi mô hình này đã không chỉ đứng vững mà còn thành công nhờ thay đổi và áp dụng những kỹ thuật mới vào nuôi tôm. Bên cạnh đó cũng có nhiều hộ gia đình do biết thay đổi và áp dụng những phương pháp mới cũng mang lại thành công như mô hình của các ông Nguyễn Lã (huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi), Nguyễn Cát (huyện Phong Điền, Thừa Thiên - Huế)… Nhiều chuyên gia thủy sản cho rằng thành công ở đây chủ yếu do: đầu tư bài bản, nuôi tôm theo quy trình khoa học, áp dụng kỹ thuật mới; xử lý môi trường tốt và chữa bệnh cho tôm kịp thời. 

Dịch bệnh trên tôm thời gian qua cho thấy phương pháp, kỹ thuật nuôi tôm truyền thống dường như không phù hợp. Để có kỹ thuật nuôi tôm phù hợp thực tế hiện nay, nhiều người phải ra nước ngoài tìm hiểu, rút kinh nghiệm thất bại, tự tìm tòi và áp dụng kỹ thuật mới...

Kiểm tra bệnh trên tôm thẻ chân trắng - Ảnh: Trần Út

Nguyên nhân chính khiến tôm chết vẫn còn là ẩn số, nhưng thành công của một số mô hình nuôi tôm cho thấy phải dám thay đổi cách nghĩ cách làm. Theo ông Nguyễn Cát, một người nuôi tôm có tiếng ở Thừa Thiên - Huế, nghề này đòi hỏi phải đầu tư bài bản, nhất là về kỹ thuật. Ông Cát cho rằng kỹ thuật nuôi tôm hiện nay được phổ biến tại các lớp tập huấn hoặc qua sách báo, qua nhà cung cấp dịch vụ thức ăn, thuốc thú y… đều đúng, nhưng người nuôi cần biết lựa chọn áp dụng trong điều kiện của mình thì mới hy vọng thành công. Với những quy trình bình thường thì sau 1 tháng thả nuôi (theo hướng dẫn kỹ thuật) mới tiến hành xi phông dọn đáy, nhưng cách làm của ông Cát là sau khi thả nuôi được 5 - 7 ngày đã làm vệ sinh đáy ao. Nhờ vậy, tôm nuôi được đảm bảo môi trường sạch từ lúc còn bé, vượt qua giai đoạn chết sớm, đến nay vẫn phát triển tốt, dự kiến cuối năm thu hoạch sẽ “khỏe”. Nhiều mô hình không chỉ áp dụng kỹ thuật chăm sóc tốt mà còn phải đảm bảo an toàn sinh học trong nuôi tôm; cách ly môi trường nuôi tốt; hệ thống chứa và xử lý nước thải được đầu tư khoa học, hợp lý…

 

Thay đổi để phát triển bền vững

Để có những phương pháp, kỹ thuật nuôi mới người nuôi tôm phải tìm hiểu những mô hình trong và ngoài nước. Tuy nhiên, không phải ai, doanh nghiệp nào cũng có khả năng ra nước ngoài để học hỏi và tiếp thu kỹ thuật mới. Những kỹ thuật hiện nay người nuôi tôm chủ yếu tự học hỏi, tham gia các lớp tập huấn khuyến ngư hoặc do đơn vị cung cấp dịch vụ thức ăn, thuốc thú y hướng dẫn. Theo Thạc sĩ Phạm Văn Tình, kỹ thuật nuôi tôm cơ bản giống nhau, nhưng người nuôi cần linh hoạt thay đổi cho phù hợp thực tế vùng nuôi, ao nuôi. Chẳng hạn như việc bón vôi cải tạo ao nuôi, mỗi vùng đất có độ pH khác nhau thì bón với lượng vôi khác nhau, không thể dùng một định mức chung… Bên cạnh đó, nghề nuôi tôm của nước ta chủ yếu là theo hình thức hộ gia đình nên việc đầu tư hạ tầng và kỹ thuật nuôi còn hạn chế, chưa chú ý đến vấn đề an toàn sinh học, bởi đây là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa sự phát triển và lây lan của dịch bệnh.

Hiện nay, nhiều doanh doanh nghiệp cũng đưa ra nhiều quy trình kỹ thuật, sản phẩm đã bước đầu mang lại hiệu quả; Nhiều mô hình đã cứu cánh cho người nuôi tôm và rất cần sự nghiên cứu và triển khai đến người nuôi tôm.

Tuy nhiên, về lâu dài người nuôi tôm còn cần sự hỗ trợ nhiều hơn nữa từ các cơ quan quản lý nhà nước liên quan, đặc biệt trong vấn đề sớm tìm ra nguyên nhân gây bệnh trong thời gian qua. Ngành chức năng cần tăng cường dự báo quan trắc môi trường dịch bệnh để có cảnh báo kịp thời. Quan trọng hơn, người nuôi tôm phải thay đổi cách tiếp cận kỹ thuật mới trong nuôi tôm, việc tiếp cận có thể từ việc đầu tư cơ sở hạ tầng đảm bảo và khoa học hơn...

Thanh Thủy
thủy sản việt nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 143

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 139


Hôm nayHôm nay : 42467

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 926038

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72608747