19:03 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thay vì đốt, biến rơm rạ thành phân hữu cơ

Thứ sáu - 29/06/2012 04:59
Thay vì đốt rơm rạ của nông dân làm ngộp thở cả thành phố như mấy ngày vừa qua, TS Lê Văn Tri, Chủ tịch Hiệp hội Phân bón sinh học Việt Nam đã nghiên cứu thành công cách xử lý rơm rạ thành phân bón hữu cơ nhằm tiết kiệm chi phí và tránh ô nhiễm môi trường
 

Rơm rạ gây ra nhiều nguy cơ

Rơm rạ sau khi thu hoạch không thể vùi trực tiếp vào trong đất vì khi ngập nước sẽ sản sinh ra khí độc gây ra hiện tượng vàng lá nghẹt rễ, cây trồng không phát triển.

Rơm rạ cũng đã lấy đi một lượng carbon hữu cơ đáng kể làm đất đai suy giảm độ phì nhiêu.

Nguồn rơm, rạ dư thừa sau mỗi vụ thu hoạch không tìm được cách sử dụng hợp lý nên đã được nông dân tự xử lý bằng biện pháp đốt cháy ngay tại đồng ruộng. "Việc đốt rơm rạ diễn ra ngày càng phổ biến, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người", TS Lê Văn Tri nhấn mạnh.

Khói bụi khi đốt rơm rạ làm ô nhiễm không khí bao gồm khí CO2, CO, CH4, các Oxit Nitơ, Hydrocarbon (NMHC), bụi hay vật chất dạng hạt... Riêng tại Đồng bằng sông Hồng Việt Nam theo một số kết quả nghiên cứu cho thấy lượng khí thải CO2 phát thải vào môi trường do đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng từ 1,2 - 4,7 triệu tấn/năm nếu tỷ lệ rơm rạ đốt dao động trong khoảng từ 20 - 80%. Lượng phát thải các loại khí thải khác như CH4 là 1,0 - 3,9 ngàn tấn/năm, CO là 28,3 - 113,2 ngàn tấn/năm...

Các khí thải từ đốt rơm rạ là những khí gây hiệu ứng nhà kính như CO2, CH4, N2O, NMHC và gây tác hại lớn đối với sức khoẻ con người, đặc biệt trẻ em, người già và người mắc bệnh hô hấp mạn tính. Khói đốt rơm, rạ còn là nguyên nhân tiềm ẩn gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Nếu vứt rơm, rạ xuống ao ngòi gây ô nhiễm nguồn nước và làm chết các vật nuôi thuỷ sản.

Thu tiền từ rơm rạ

TS Lê Văn Tri đã nghiên cứu chế phẩm sinh học Fito-Biomix RR xử lý rơm rạ sau thu hoạch thành phân bón hữu cơ. Đây cũng là lần đầu tiên ở Việt Nam và thế giới phân hủy được rơm rạ nhanh, hiệu quả và giá thành hạ ngay tại ruộng thành phân bón hữu cơ vi sinh.

Việc ủ được tiến hành khá đơn giản: Người dân chỉ cần tiến hành hòa tan tan cứ 0,2kg chế phẩm pha với 50 lít nước để xử lý hết 1 tấn rơm rạ. Nồng độ của dung dung dịch có thể thay đổi để khi ủ rơm, rạ có độ ẩm đạt trên 80%. Trải rơm rạ theo lớp dày 30cm, tưới một lượt dung dịch chế phẩm hòa tan và rắc mỏng phân hóa học NPK theo tỷ lệ 1kg/tấn rơm rạ. Che đống ủ bằng nilon để đảm bảo vệ sinh môi trường, giữ nhiệt độ và độ ẩm. Màng nilon che đậy đống ủ được sử dụng nhiều lần cho đến khi hỏng thì thu gom bán cho người thu mua phế liệu để tránh gây ô nhiễm môi trường.

Sau 10 - 15 ngày kiểm tra và đảo trộn. Đảo trộn sẽ làm cho rơm rạ vụn thêm do tác động cơ học và đảm bảo độ ẩm cũng như nhiệt độ của đống ủ luôn trong mức tối ưu, tạo điều kiện cho quá trình phân hủy rơm rạ diễn ra nhanh chóng và triệt để. Mặt khác nếu chỗ nào chưa đảm bảo độ ẩm thì tưới bổ sung thêm để cho nguyên liệu hoại hoàn toàn. Sau 25 - 30 ngày trở đi tiến hành kiểm tra chất lượng phân, nếu đảm bảo yêu cầu phân ủ có thể sử dụng để bón lót gối vụ hoặc đánh gọn bảo quản bón cây vụ đông.

Theo tính toán của TS Lê Văn Tri, 1 tấn rơm rạ được xử lý bằng chế phẩm sinh học thành phân bón hữu cơ thu được 10kg đạm, 9,5kg lân, 21kg kali,   sau khi trừ mọi chi phí thì thu lãi được 235.000đ/tấn rơm rạ. Điều này giúp người dân tiết kiệm khoản tiền mua phân bón.

"Nếu xử lý 50% lượng rơm rạ cả nước trong một năm sẽ tương đương với việc xây dựng 1 nhà máy sản xuất đạm công suất 100 nghìn tấn/năm, 1 nhà máy sản xuất lân công suất 95 nghìn tấn/năm, 1 nhà máy sản xuất kali với công suất 210 nghìn tấn/năm, lợi nhuận thu được ước đạt 5.300 tỷ đồng/năm", TS Lê Văn Tri nhấn mạnh.

Đối với người dân, bón phân hữu cơ chế biến từ rơm rạ giúp cây lúa sinh trưởng phát triển cân đối, giảm sâu bệnh, năng suất lúa được bón phân ủ hữu cơ tăng từ 3,49 - 7,49 tạ/ha. Việc ứng dụng chế phẩm sinh học Fito-Biomix RR xử lý rơm rạ thành phân hữu cơ sẽ làm cân bằng được các yếu tố bảo vệ môi trường, an toàn cho người sử dụng và tạo độ tơi xốp cho đất.

Nguồn tin: Bee

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 392


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1083525

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71310840