20:55 EDT Thứ bảy, 27/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trăn trở với quê nghèo

Thứ tư - 10/04/2013 03:09
Chưa đầy 30 tuổi, anh Lê Văn Hiệu - Chủ tịch Hội ND xã Phúc Trạch (huyện Bố Trạch, Quảng Bình) đã là chỗ dựa vững chắc của hội viên, ND nơi đây.

Xã Phúc Trạch rộng nhưng đất đai cằn cỗi, cây trồng chủ lực chỉ có lạc và ngô. Tìm hiểu, Hiệu thấy nhiều bà con muốn làm ăn lớn, nhưng đụng đâu cũng vướng, vốn không, kỹ thuật cũng không. Việc làm đầu tiên của Hiệu sau khi nhận chức Chủ tịch Hội ND xã là bỏ thời gian đi đến các xã bạn, các nơi có mô hình trồng trọt, chăn nuôi tốt để tìm hiểu, học tập, về hướng dẫn lại cho hội viên.

Lê Văn Hiệu với mô hình chăn nuôi gà ri thả vườn.

Đầu tiên, Hội xây dựng thí điểm mô hình gà ri thả vườn với số lượng lớn để thay đổi tập quán nuôi gà nhỏ lẻ, vốn ăn sâu vào cách thức chăn nuôi của ND nơi đây. Từ các mô hình thí điểm thành công, đến nay cả xã có hơn 50 hộ nuôi gà ri với số lượng lên tới hàng nghìn con mỗi hộ, đem về nguồn thu hàng trăm triệu đồng cho ND.

Thông qua Hội ND xã, ND Phúc Trạch được vay hơn 4 tỷ đồng vốn ưu đãi của Ngân hàng CSXH để phát triển sản xuất, kinh doanh. Từ đồng vốn này, Hiệu dành nhiều thời gian để đến các chi hội, đến nhà từng hội viên trao đổi cách làm ăn, lắng nghe ý kiến và tư vấn về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho phù hợp, tránh tình trạng đầu tư không hiệu quả, thất thoát nguồn vốn.

Khác với các địa phương khác, Hội ND xã Phúc Trạch được UBND xã tin tưởng giao trực tiếp chỉ đạo sản xuất nông nghiệp. Nghe Hiệu nói về các giống lạc thâm canh ở Phúc Trạch mới thấy anh hiểu cặn kẽ từng chân đất, từng thửa ruộng và trăn trở cùng bà con lựa chọn được những giống lạc phù hợp vùng đất biền bãi mang lại năng suất cao, kháng được bệnh chết ẻo - vốn là nỗi ám ảnh đối với người trồng lạc ở “vựa” lạc nổi tiếng của huyện Bố Trạch. Xã có hơn 60ha lúa nước hai vụ, Hội ND đứng ra lo từ khâu giống, chỉ đạo thời vụ, nước tưới, bảo vệ thực vật. Chủ tịch Hiệu luôn bám đồng ruộng để chỉ đạo bà con xuống giống đúng lịch thời vụ, hợp đồng với Công ty Giống cây trồng tỉnh cung ứng giống lúa kịp thời, chất lượng cho bà con…

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 233

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 227


Hôm nayHôm nay : 64662

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1154428

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60162751