08:16 EST Thứ hai, 18/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất cây ăn quả có múi (Kỳ 1)

Thứ sáu - 14/09/2018 22:05
Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất cây ăn quả có múi nói riêng, để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả vườn cây, ngoài yếu tố giống, các biện pháp kỹ thuật đóng vai trò quan trọng.

Vườn bưởi da xanh tại xã Khánh Trung, huyện Khánh Vĩnh. Ảnh: Phan Sáu - TTXVN

Hiện nay, kỹ thuật chăm sóc cây có múi còn nhiều hạn chế. Năng suất và chất lượng chưa thể hiện hết tiềm năng của giống là do các nguyên nhân sau: Kỹ thuật bón phân chưa cân đối, hợp lý; Công tác phòng trừ sâu bệnh hại thực hiện chưa đúng, người nông dân sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật; Kỹ thuật quản lý độ ẩm chưa đảm bảo, chủ yếu là phụ thuộc vào tự nhiên hoặc khi nào thấy lá héo mới tưới nước, quả còn bị nám, cháy, ruồi vàng gây hại….

Những tồn tại trên dẫn đến vườn cây sinh trưởng kém, tán không cân đối, sâu bệnh hại nặng,…dẫn đến năng suất thấp, suy thoái nhanh và đặc biệt là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên sản phẩm lớn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Để nâng cao năng suất, chất lượng quả và hiệu quả sản xuất cây có múi, một số biện pháp kỹ thuật được áp dụng:

1. Ứng dụng biện pháp tưới nước tiến tiến, tiết kiệm

Hệ thống tưới nhỏ giọt khá đơn giản bao gồm bơm hoặc tháp nước, hệ thống lọc tạp chất hoặc xử lý chất thải, hệ thống phân bón hoặc chất dinh dưỡng đi kèm, đường ống dẫn và thiết bị tạo giọt. Hệ thống bơm và các van xả có thể điều khiển bằng tay hoặc tự động bằng máy tính. Đến nay, hệ thống tưới tiêu nhỏ giọt là biện pháp tưới tiêu tiết kiệm nước nhất.

Phương pháp tưới nước nhỏ giọt giúp phân bố lượng nước đồng đều cho tất cả các điểm mà không làm xói mòn hoặc nén chặt đất trồng trọt. Mặc dù rất hiện đại, nhưng công nghệ này dễ thao tác và lắp đặt, không cần hỗ trợ kỹ thuật nhiều.

Tưới nhỏ giọt ít phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên như địa hình dốc hay chia cắt, thành phần cũng như cấu trúc đất, giúp tiết kiệm nước so với phương pháp tưới truyền thống. Vật tư, vật liệu lắp đặt hệ thống có trên thị trường trong nước, lắp đặt 1 lần sử dụng được lâu dài…

Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy nếu được tưới bằng các phương pháp tưới nhỏ giọt thì năng suất cây trồng tăng lên khoảng 50% và lượng nước tiết kiệm khoảng 40-70% so với các biện pháp tưới thông thường.

Tại huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An, thực hiện mô hình thâm canh cam theo hướng VietGAP có áp dụng công nghệ tưới nước tiên tiến, tiết kiệm thì năng suất, giá trị thu và hiệu quả kinh tế của giống cam Xã Đoài trong mô hình cao hơn ở ngoài mô hình. Năng suất đạt 39,3 tấn/ha, tăng 8,7 tấn/ha, tương đương tăng 30,5%.

2. Ứng dụng biện pháp phòng trừ ruồi vàng hại quả

Các loại cây ăn quả giai đoạn từ khi đậu quả đến chín thường bị một số côn trùng, sâu, bệnh phá hại như: Ruồi vàng đục quả, nhện trắng.... làm cho mẫu mã quả xấu, quả bị thối, rụng dẫn đến giảm năng suất, phẩm chất và hiệu quả kinh tế.

Việc sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ ít nhiều đều để lại tồn dư thuốc bảo vệ thực vật cho sản phẩm, ảnh hưởng đến chất lượng quả, đến sức khỏe cho người sản xuất cũng như người tiêu dùng.

Đặc biệt, ruồi vàng là đối tượng gây hại mạnh vào giai đoạn quả chín – đây là thời kỳ thu hoạch quả nên vấn đề đảm bảo thời gian cách ly thuốc bảo vệ thực vật của sản phẩm quả được người dân thực hiện không nghiêm túc dẫn đến chất lượng quả bị giảm sút do tồn dư bảo vệ thực vật.

- Trên cây bưởi: Việc sử dụng túi bao quả, bẫy, thuốc sinh học trong phòng trừ ruồi hại quả bưởi có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm tác nhân gây hại, nâng cao sản lượng quả đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.

Ngoài ra, quá trình sinh trưởng, phát triển thì quả còn chịu các tác động của rất nhiều yếu tố ngoại cảnh trong đó ánh nắng gay gắt của mùa hè và nhiệt độ không khí cao làm cho quả rất dễ bị cháy, rám nắng. Do đó, việc sử dụng túi quả chuyên dụng là rất cần thiết.

Bao quả bằng túi chuyên dụng mã số: 3B – 27. Phun thuốc phòng trừ ruồi bằng dung dịch EntơPrô nồng độ 10 %; phun mỗi cây 50 ml dung dịch EntơPrô đã pha loãng; cách phun: phun điểm, phun sương, mỗi điểm 50 ml cho 1m2 tán lá, phun 1 tuần/lần.

Hoặc dùng bẫy nhử ruồi vàng bằng thuốc Vizubon có hoạt chất Methyl Eugenol 75% và Dibrom 25%; tẩm 1ml hỗn hợp thuốc vào bẫy, treo lên cây; treo 2 – 3 bẫy cho 1.000 m2; sau 20 ngày, lấy hết xác ruồi và tẩm hỗn hợp thuốc mới vào bẫy.

Kết quả nghiên cứu của dự án sử dụng các biện pháp phòng trừ ruồi vàng như bao quả, dùng bẫy và phun thuốc trên giống bưởi Hồng Quang Tiến đều có tác dụng hạn chế ruồi vàng hại quả (tỷ lệ quả bị hại 0,00 – 2,29 %) so với công thức đối chứng (5,97 %).

Trong đó, tốt nhất bao quả bằng túi bao chuyên dụng mã số: 3B - 27 (do Đài Loan sản xuất), kích thước bao 37 x33 cm, có dây kẽm buộc miệng bao và để bao đến khi thu hoạch, quả không bị ruồi vàng gây hại.

Sử dụng biện pháp bao quả đã làm giảm tỷ lệ quả bưởi Hồng Quang Tiến bị nám, cháy nắng từ  90,93 – 100 % so với để quả tự nhiên, không bao, không phun thuốc. Đồng thời làm tăng khối lượng quả 13,0 – 13,8 %,  mẫu mã quả đẹp, đem lại hiệu quả tốt nhất (hiệu quả đạt 666,76 triệu đồng/ha tương đương tăng 17,22 % so với đối chứng).

- Trên cây cam: Cam được bao quả, mẫu mã đẹp, không bị sâu, nhện, bệnh gây hại nên giá bán đạt 28 triệu đồng/tấn, tăng 2 triệu đồng/tấn so với ngoài mô hình, do đó tổng giá trị thu được 1.041,6 triệu đồng/ha, tăng 300,6 triệu đồng/ha (tăng 40,6 %) so với ngoài mô hình. Vườn cây trong mô hình đầu tư tăng 64,01% so với ngoài mô hình nhưng năng suất, giá bán cao nên hiệu quả đạt cao 825,27 triệu đồng/ha, tăng 216,17 triệu đồng/ha, tương đương tăng 35,49% so với ngoài mô hình.

Bổ sung phân bón lá cho cây có múi giúp tăng chất lượng quả

3. Ứng dụng biện pháp phun phân bón lá

Cây trồng hút dinh dưỡng qua đường rễ, ngoài ra có thể lấy dinh dưỡng qua lá thông qua khí khổng và tầng cutin (chủ yếu là qua tế bào khí khổng). Khi phun phân bón qua lá, cây trồng có thể hấp thu được tới 90 – 95 % dưỡng chất có trong phân và được đánh giá là cứ 1 tấn phân phun qua lá có hiệu suất bằng 20 tấn phân bón dưới đất.

Chính vì vậy, việc bổ sung phân bón cho cây trồng nói chung và cây có múi nói riêng qua đường lá là một việc làm rất cần thiết, nhằm bổ sung kịp thời dinh dưỡng để tăng chất lượng của quả. Phun Yogen 16, phân bón Đầu trâu 902 theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Kết quả phun bổ sung phân bón lá Yogen 16 (5 - 7 - 44) và phân bón lá Đầu trâu 902 (17 - 21 - 21) cho quả bưởi giống Hồng Quang Tiến thì độ Brix trong quả đạt cao (10,34 - 10,47 %), tăng từ 0,69 - 0,82% so với không phun (9,65%). 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 311

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 310


Hôm nayHôm nay : 44237

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 757259

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70984574