18:23 EST Thứ hai, 30/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Vi khuẩn kiềm chế virus sốt xuất huyết

Thứ bảy - 05/10/2019 03:46
Các nhà khoa học Brazil đang tiến hành thử nghiệm một loại vi khuẩn có tên khoa học là Wolbachia, có khả năng ngăn chặn sự lây lan của virus gây bệnh sốt xuất huyết.
 
Ảnh: AFP

Kết quả ban đầu khá khả quan với số ca mắc bệnh sốt xuất huyết và Zika giảm đáng kể.

Kể từ năm 2015, Viện Fiocruz tại thành phố Rio de Janeiro đã nuôi những con muỗi mang vi khuẩn Wolbachia có khả năng ngăn chặn sự lây lan của virus gây bệnh sốt xuất huyết.

Quá trình này hoàn toàn không có sự điều chỉnh gene ở muỗi. Sau khi trưởng thành, những con muỗi mang vi khuẩn Wolbachia được thả ra môi trường tự nhiên ở thành phố Rio de Janeiro và thành phố lân cận Niteroi với kỳ vọng chúng sẽ truyền vi khuẩn Wolbachia sang con muỗi khác thông qua giao cấu.

Nhờ vậy, những con muỗi con về sau sẽ có khả năng chống chọi với virus gây sốt xuất huyết do có hệ miễn dịch khỏe hơn.

Theo các nhà khoa học Brazil, vi khuẩn Wolbachia hoạt động theo 2 cách, thứ nhất là tăng cường khả năng đề kháng của hệ miễn dịch ở muỗi, giúp chúng ít có nguy cơ lây nhiễm virus gây bệnh sốt xuất huyết.

Thứ 2, trong trường hợp con muỗi đã nhiễm virus sốt xuất huyết, vi khuẩn Wolbachia sẽ kiềm chế sự phát triển của virus sốt xuất huyết và hạn chế khả năng lây virus này sang người. 

Các nhà khoa học đã ghi nhận sự sụt giảm đáng kể các ca mắc sốt xuất huyết và sốt chikungunya tại các khu thử nghiệm của 2 thành phố trên.

3 năm sau khi những con muỗi đầu tiên mang virus Wolbachia được thả ra môi trường tự nhiên, kết quả thu được cho thấy hơn 90% muỗi tại những khu vực này đều có vi khuẩn nói trên. Giới chuyên gia kỳ vọng kết quả này sẽ góp phần không nhỏ trong cuộc chiến ngăn chặn sự lây lan của dịch sốt xuất huyết.

Tuy nhiên, ông Luciano Moreira, chủ nhiệm công trình nghiên cứu trên, nhận định vi khuẩn Wolbachia không phải là phép màu để có thể xóa sổ hoàn toàn căn bệnh sốt xuất huyết.

Theo ông, nơi nào có con người, ở đó có muỗi, do vậy cần phải thực hiện các giải pháp tổng thể, bao gồm việc làm sạch môi trường xung quanh, xóa bỏ nơi có nước tù đọng để tránh việc muỗi đẻ trứng và hướng tới giải pháp phát triển vaccine phòng bệnh.

Brazil là một trong những nước đang thử nghiệm việc ngăn chặn bệnh sốt xuất huyết bằng phương pháp vi khuẩn Wolbachia, vốn lần đầu tiên được triển khai tại Australia vào năm 2011.

Bộ Y tế Brazil có kế hoạch nhân rộng dự án này tại nhiều thành phố trên khắp cả nước để đánh giá những kết quả đạt được trong các môi trường khác nhau.

Theo BT/chinhphu.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 192


Hôm nayHôm nay : 35258

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1328397

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73011106