17:36 EDT Thứ sáu, 03/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Kiến thức kinh tế


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hộ nghèo không lo thiếu vốn làm ăn

Thứ năm - 10/07/2014 03:17
Đam Rông (Lâm Đồng) là 1 trong 62 huyện nghèo nhất nước hiện nay. Nhờ vốn vay ưu đãi, nhiều hộ nông dân đã nhanh chóng thoát nghèo và trở thành hộ sản xuất kinh doanh (SXKD) giỏi.

Cứ đà này sẽ hết nghèo...

Cách nay 24 năm, chị Mai Thị Hương (thôn Hương Liên, xã Đạ Rsal) sinh đứa con trai đầu, cháu bị sốt bại liệt dẫn tới teo cơ, tổn thương màng não, nằm liệt một chỗ. Sau khi sinh thêm 2 con, chồng chị trốn chạy... Một mình chị vừa lo nuôi 2 con lành lặn đi học, chăm đứa con tật nguyền và cải tạo 1ha đất đồi trồng cà phê.

“Năm 2005, được Hội ND giới thiệu, Ngân hàng CSXH cho tôi vay vốn chăm sóc vườn cà phê. Được đầu tư, cà phê năng suất cao, lại được giá nên mẹ con tôi bớt nghèo khổ”- chị Hương tâm sự. Năm 2011, ngân hàng tiếp tục cho chị vay 30 triệu đồng chương trình hộ nghèo để cải tạo, trồng mới vườn cà phê với 1.200 cây. Chị cho biết, cuối năm 2014 sẽ thu hoạch mùa đầu, ước tính được 3.000kg.

Vất vả nhưng chị vẫn lo cho 2 con học hành. Năm 2012, cậu con trai thứ hai thi đậu ngành luật Trường ĐH Tây Nguyên. Chị được Hội ND hướng dẫn thủ tục vay vốn Chương trình học sinh - sinh viên để con chị nhập học. Đứa trai út của chị cũng vừa thi vào Trường ĐH Tài nguyên – Môi trường. Chị Hương xúc động: “Không có vốn vay ưu đãi con tôi làm sao được đi học ĐH”.

Ngoài trồng cà phê, chị còn trồng 2.500m2 dâu để nuôi tằm; nuôi gà ta thả vườn. “Cứ đà này mẹ con tôi chẳng mấy chốc mà thoát nghèo” - chị Hương vui mừng nói. Không chỉ chị Hương, nhờ vốn ưu đãi, nhiều hộ ở xã Đạ Rsal ra khỏi hộ nghèo, như: Nguyễn Văn Đạt ở thôn Pang Pê Dông; Lãnh Trung Năm, Đinh Văn Giao và hộ ông Hoà ở Chi hội ND thôn Liên Hương; Leng K Rông, Sơn Hoà và Đinh Văn Tài - Chi hội thôn Phi Rút…

Không ai nợ quá hạn

Tốt nghiệp khoa quản trị kinh doanh Trường ĐH Đà Nẵng, anh Nguyễn Anh Tuấn được Ngân hàng CSXH chi nhánh Lâm Đồng tiếp nhận. Tuấn xung phong lên công tác tại Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Đam Rông. Anh được phân công phụ trách tín dụng xã Đạ Rsal - 1 trong 8 xã nghèo của huyện Đam Rông.

Trên đường đưa chúng tôi xuống thăm các tổ tiết kiệm và vay vốn (TKVV) xã Đạ Rsal, anh đọc vanh vách gia cảnh của từng hộ vay vốn, hộ nào trồng cây gì, ai vừa thoát nghèo bền vững… cứ như anh là cán bộ dân vận của Đạ Rsal vậy.

Bà Vũ Thị Hạnh - Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và vay vooônốn thôn Phi Rút nói: “Hộ vay nào trúng mùa, được giá là chúng em báo ngay cho anh Tuấn xuống chia vui. Hộ nào có con thi đậu đại học cũng nhắn cho anh biết để chuẩn bị thêm vốn hỗ trợ các cháu nhập học”.

Anh Sơn Hòa - người dân tộc Khmer, hộ xóa nghèo giỏi và trở thành hộ SXKD giỏi cấp huyện, tâm sự: “Được vay 20 triệu đồng chương trình hộ nghèo và hộ dân tộc vùng khó khăn, tôi đầu tư trồng cà phê. Bán cà phê tôi tậu thêm đất trồng chôm chôm”.

Nâng chùm chôm chôm sai trái, anh bộc bạch: “Có Ngân hàng CSXH đồng hành, ND chúng tôi không lo thiếu vốn, chỉ sợ mình sử dụng kém hiệu quả thôi!”. Bà Hạnh thì phấn khởi: “Tổ TKVV thôn Phi Rút có 50 hộ thành viên, dư nợ tín dụng đến tháng 6.2014 là 1,134 tỷ đồng. Không ai nợ quá hạn. Nhiều hộ vay vốn đang phấn đấu vươn lên như hộ các anh Sơn Hòa, Đinh Văn Giao...”.


"Đến nay, tổng dư nợ 8 xã nghèo huyện Đam Rông là 127,149 tỷ đồng, với  5.776 hộ vay."
 Ông Bạch Văn Trường - Phó giám đốc Ngân hàng CSXH Huyện Đam Rông 
 
Nguồn: danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 167

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 164


Hôm nayHôm nay : 62385

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 189610

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60511567