12:45 EDT Thứ sáu, 03/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Kiến thức kinh tế


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phát triển nuôi trồng thủy sản: Cần đẩy mạnh đầu tư và liên kết sản xuất

Thứ ba - 01/07/2014 22:26
Một trong những nội dung quan trọng trong quy hoạch phát triển nông nghiệp - nông thôn vùng ĐBSCL đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trong điều kiện biến đổi khí hậu (do Bộ NN&PTNT ban hành) là tập trung phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng thâm canh, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Với lợi thế của một tỉnh giàu tiềm năng về nuôi trồng thủy sản, Bạc Liêu cần làm gì để thực hiện tốt mục tiêu này?

Thế mạnh vẫn còn là tiềm năng

Điều đáng ghi nhận trong quy hoạch phát triển nông nghiệp - nông thôn vùng ĐBSCL lần này chính là sự thay đổi về tư duy trong phát triển sản xuất. Đó là sản xuất phải gắn với thị trường; không ngừng khai thác, phát huy lợi thế của vùng, từng địa phương nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Đồng thời, tạo sự liên kết gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, xây dựng các vùng sản xuất chuyên canh, cánh đồng lớn; ứng dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất...

Để thực hiện tốt quy hoạch này, Bạc Liêu cần nhìn nhận những bất cập trong nuôi trồng thủy sản lâu nay. Bởi tiềm năng nuôi trồng thủy sản của tỉnh là rất lớn, nhưng lại chưa khai thác hết giá trị mang lại, nhất là sử dụng nguồn lợi một cách lãng phí. Với tổng diện tích nuôi trồng thủy sản hơn 127.830ha, cho sản lượng trên 160.000 tấn/năm, nhưng phần lớn sản phẩm thủy sản chỉ được sơ chế hoặc cung cấp cho các chợ truyền thống, chứ chưa chế biến những mặt hàng cho giá trị gia tăng cao, đặc biệt là con tôm sú. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc khai thác nguồn lợi một cách triệt để nhưng giá trị mang lại không cao, rủi ro nhiều và gây ô nhiễm môi trường.

Nhiều nông dân vì chạy theo thị trường nên nuôi từ 2 - 3 vụ tôm/năm, dẫn đến tình trạng thiếu hụt con giống, làm cho thức ăn, vật tư thủy sản cứ leo thang và môi trường nuôi trồng ô nhiễm. Đơn cử như về con giống, hàng năm, Bạc Liêu cần khoảng 12 tỷ con tôm post phục vụ nuôi trồng, nhưng toàn tỉnh hiện nay chỉ cung ứng 4,5 tỷ con, còn hơn 6,5 tỷ con phải nhập từ các tỉnh ngoài. Trong khi đó, chất lượng con giống ngoài tỉnh gần như ngoài vòng kiểm soát! Hay đối với tôm càng xanh, nhu cầu con giống lại càng bức xúc hơn. Mỗi năm, nông dân vùng sản xuất phía Bắc Quốc lộ 1A của tỉnh cần khoảng 90 triệu con giống để nuôi trên đất lúa, nhưng đến nay, Bạc Liêu vẫn chưa có cơ sở sản xuất giống tôm càng xanh. Vậy là nông dân phải đi mua tôm giống từ các tỉnh Hậu Giang, Cần Thơ… Thậm chí, mua cả tôm giống trôi nổi nhập từ Trung Quốc. Và hệ quả là vừa thả nuôi là tôm chết sạch.

Về thức ăn chăn nuôi, chủ yếu phải nhập từ các công ty nước ngoài hoặc các công ty ngoài tỉnh, do Bạc Liêu (trừ công ty Tomking) vẫn chưa có thêm một công ty chế biến thức ăn nào phục vụ con tôm?!

Nhìn nhận những bất cập này để thấy rằng, ngành Nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản của tỉnh tuy đứng vào top nhất, nhì cả nước, nhưng trong sản xuất thì bị động hoàn toàn từ đầu vào lẫn đầu ra. Cái vòng luẩn quẩn ấy khiến cho thế mạnh này chỉ mới dừng ở tiềm năng và chủ yếu khai khác ở “phần thô”. Từ mâu thuẫn này mà doanh nghiệp, nông dân cứ thay nhau bán rẻ tài nguyên và đến một lúc nào đó sẽ phải trả giá nếu như khai thác tài nguyên một cách quá mức. Đó là chưa nói đến sự trả giá về môi trường do khai thác triệt để, sử dụng nguồn lợi, tài nguyên gần như cạn kiệt (như sử dụng lãng phí nguồn nước ngầm trong nuôi tôm).

Đẩy mạnh đầu tư

Theo quy hoạch phát triển nông nghiệp - nông thôn vùng ĐBSCL, đối với nuôi trồng thủy sản thì cần điều chỉnh phương thức nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái, xu hướng tác động của biến đổi khí hậu và nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Tập trung đầu tư xây dựng các vùng nuôi tập trung thâm canh có hệ thống hạ tầng đồng bộ phù hợp với các đối tượng nuôi chủ lực như: tôm sú, tôm càng xanh, tôm thẻ chân trắng, nhuyễn thể… tiến tới nuôi các loài cá biển, trai biển, rong biển gắn với các nhà máy chế biến thủy sản để chủ động sản lượng, nâng cao chất lượng và đảm bảo vệ sinh môi trường. Chuyển nhanh các mô hình nuôi quảng canh sang các mô hình nuôi quảng canh cải tiến, hoặc quảng canh cải tiến kết hợp; áp dụng kỹ thuật cao hơn để tăng năng suất, sản lượng và bảo vệ môi trường. Chuyển một phần diện tích nuôi quảng canh sang nuôi bán thâm canh và thâm canh quy mô công nghiệp ở những nơi có điều kiện thuận lợi; áp dụng công nghệ nuôi và xử lý môi trường tiên tiến, đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, an toàn sinh học (GAP, BMP, CoC)...

Mục đích của quy hoạch này là cùng với đa dạng hóa đối tượng nuôi, còn hướng đến mục tiêu sản xuất hàng hóa lớn, khai thác có hiệu quả tài nguyên đất, chuyển các mô hình sản xuất kém hiệu quả, cho sản lượng thấp sang các mô hình thâm canh, bán thâm canh có kiểm soát và quản lý tốt về chất lượng. Việc làm này cũng là giải pháp để nâng cao giá trị cho hàng thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng. Tuy nhiên, muốn thực hiện mục tiêu này không phải là chuyện dễ dàng khi hạ tầng phục vụ nuôi trồng của tỉnh hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn.

Ngoài khó khăn chính về hạ tầng đầu tư chưa đồng bộ, hệ thống kênh mương bị bồi lắng nhanh, ô nhiễm môi trường... thì kênh tín dụng (vốn bị ách tắc) trong nuôi tôm lâu nay vẫn chưa được khai thông. Do vậy, muốn chuyển đổi các mô hình tôm theo hình thức thâm canh hoặc bán thâm canh, đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn và gần như nằm ngoài tầm với của nông dân.

Toàn tỉnh hiện có gần 1.620ha chuyên tôm theo mô hình quảng canh và hơn 79.000ha nuôi theo mô hình quảng canh cải tiến kết hợp. Chỉ tính riêng diện tích này, nếu đầu tư hạ tầng đồng bộ phải tốn đến hàng ngàn tỷ đồng, vì đến nay, ở nhiều vùng chuyên tôm quảng canh, quảng canh cải tiến kết hợp vẫn chưa có điện sinh hoạt, thì làm gì có điện phục vụ cho con tôm (như huyện Đông Hải).

Cùng liên kết

Với những bất cập trong nuôi trồng thủy sản và nguồn ngân sách đầu tư còn hạn chế, ngành Nông nghiệp cần nghiên cứu, đẩy mạnh các mô hình liên kết sản xuất, và không thể thiếu vai trò của doanh nghiệp. Trong đó, cần tập trung huy động nhiều nguồn lực, phát triển các mô hình hợp tác công tư, Nhà nước và doanh nghiệp cùng đầu tư xây dựng hạ tầng. Thậm chí, ưu tiên và có cơ chế đặc thù cho những mô hình, dự án liên kết giữa doanh nghiệp - nông dân theo quy trình khép kín. Thực hiện và tranh thủ có hiệu quả các chương trình hỗ trợ của Nhà nước cho doanh nghiệp, nông dân nhằm tạo thêm nguồn lực, sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. Ngoài ra, với một tỉnh có điều kiện tự nhiên khá đặc thù như Bạc Liêu (luôn phải gánh chịu nhiều tác động từ quá trình bồi lắng nhanh, nước biển dâng, xâm nhập mặn...) thì rất cần sự ưu tiên đầu tư của Trung ương trong phát triển hạ tầng, xây dựng các dự án động lực cho phát triển nghề nuôi trồng, hạn chế tình trạng đầu tư manh mún, dàn trải...

 

Theo Bạc Liêu Online

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: phát triển

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 178

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 176


Hôm nayHôm nay : 61894

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 177764

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60499721