07:59 EST Thứ sáu, 24/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Kiến thức kinh tế


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nuôi mộng làm giàu với mắc-ca

Thứ hai - 26/01/2015 01:46
Kể từ năm 2011, khi được Bộ Nông nghiệp và PTNT khuyến khích phát triển đại trà quy mô công nghiệp, cây mắc-ca đã được đưa vào trồng thử nghiệm ở một số địa phương vùng Tây Bắc và Tây Nguyên, hai vùng sinh thái được đánh giá phù hợp cho cây mắc-ca phát triển.

Dù được đánh giá là rất tiềm năng nhưng tại Diễn đàn “Mắc-ca Việt Nam – Tiềm năng phát triển và cơ hội hợp tác” được tổ chức trong khuôn khổ Festival Macadamia 2015 lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội, nhiều ý kiến cho rằng, muốn phát triển bền vững cây mắc-ca phải đầu tư cho công nghệ chế biến sâu để nâng cao giá trị gia tăng cho loại thực phẩm được đánh giá là “hoàng hậu của các loại hạt này”.

Có thể trở thành cây "tỷ đô"

Cho đến thời điểm này, cây mắc-ca đã đứng chân vững chắc trên địa bàn tỉnh Điện Biên với diện tích khoảng 80ha. Ông Phạm Duy Thành, Phó giám đốc Công ty cổ phần Macadamia Điện Biên, cho biết: Dự án trồng mắc-ca của công ty có tổng diện tích quy hoạch 4.009ha. Năm 2012, những cây mắc-ca đầu tiên được doanh nghiệp trồng thí điểm tại bản Đứa (xã Quài Tở, huyện Tuần Giáo) và xã Tà Lèng (TP. Điện Biên Phủ) với diện tích gần 20ha theo hình thức trồng hợp tác với người dân. Năm 2013, công ty triển khai trồng mới mắc-ca trong vùng quy hoạch dự án với tổng diện tích 35ha tại các xã: Quài Nưa, Quài Cang (huyện Tuần Giáo); Nà Tấu (huyện Điện Biên). Đến nay, Công ty cổ phần Macadamia Điện Biên đã triển khai liên kết với người dân trồng hơn 57ha cây mắc-ca tại nhiều địa phương trong tỉnh, đồng thời xây dựng vườn ươm cây giống với quy mô 5 vạn cây/năm tại xã Tà Lèng, đảm bảo cung cấp cây giống cho vùng dự án và nhu cầu cây giống của người dân.

 

Một cơ sở ươm cây giống mắc-ca ở Đắk Lắk.

 

Theo TS. Nguyễn Trí Ngọc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển khoa học công nghệ nông lâm nghiệp Thành Tây, mắc-ca là loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao gấp đôi, thậm chí gấp ba cây càphê, điều, thị trường tiêu thụ rất lớn, hiện cung không đủ cầu. Sau hơn 10 năm đưa vào trồng tại Việt Nam, diện tích mắc-ca mới đạt trên 2.000ha, đã có trên 10 giống mắc-ca phù hợp với vùng Tây Nguyên, Tây Bắc. Việt Nam cũng đã quy hoạch 200.000ha ở Tây Nguyên và 30.000ha ở Tây Bắc để trồng mắc-ca. Dự kiến, đến năm 2025 đạt 200.000 tấn hạt và tạo ra giá trị thương mại hàng tỷ USD sau năm 2025. ”Thực tế canh tác cho thấy, một cây mắc-ca có thể cho tới 70kg quả, với giá hiện nay khoảng 15 USD/kg hạt thì Việt Nam chỉ cần 10 năm để phát triển 100.000ha, và có thể đạt được kim ngạch khoảng 2 tỷ USD/năm", ông Ngọc nói.

Thực tế nghiên cứu cho thấy, cây macadamia ghép sau khi trồng 3 – 4 năm sẽ cho quả bói, đến năm thứ 7 có thể đạt năng suất 10 tấn quả/ha, tương đương 3 – 4 tấn hạt.

 

Đầu tư chế biến sâu

Hiện nay, một số doanh nghiệp đã đầu tư chiều sâu vào lĩnh vực trồng, chế biến, kinh doanh các các sản phẩm mắc-ca và được tiêu thụ rất tốt trên thị trường.

Ở lĩnh vực trồng cây mắc-ca, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đang thực hiện đề án cho nông dân vay 10.000 tỷ đồng để trồng loại cây này; Công ty CP Vinamacca tham gia và thực hiện dự án tập huấn, chuyển giao kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mắc-ca, xây dựng 3 vườn ươm quy mô lớn tại huyện Yên Thủy (Hòa Bình), huyện Krông Năng  và Công ty Cà phê 715B M’Drak (Đắk Lắk); Công ty CP Macadamia tỉnh Điện Biên đã triển khai dự án trồng 3.400 ha rừng kinh tế kết hợp trồng cây mắc-ca...

Trong lĩnh vực nhập khẩu và chế biến các sản phẩm mắc-ca, Công ty cổ phần Thương mại, đầu tư và phát triển công nghệ quốc tế (IDT International) hiện đã cung cấp cho thị trường 32 loại sản phẩm mang thương hiệu Delix với nguồn hạt mắc-ca cao cấp nhập khẩu từ Úc, bao gồm nhân mắc-ca tự nhiên hoặc tẩm gia vị, hạt mắc-ca rang nứt vỏ… Quy cách đóng gói đa dạng gồm sản phẩm 35g, 50g, 100g, 500g và có nhiều vị đặc biệt: rang muối, mù tạt, mật ong, húng tây, ớt tỏi, kinh giới, cà phê, socola đen và trắng, quế… Ngoài ra, Công ty DonaFood là đơn vị chuyên xuất khẩu với công suất chế biến 5.000 tấn nhân mắc-ca/năm.

Về vấn đề tiêu dùng mắc-ca, hiện nay thị trường tại Việt Nam dù cung vẫn chưa đủ cầu nhưng một số doanh nghiệp đã đầu tư bài bản và bắt đầu phân phối sản phẩm thông qua hệ thống siêu thị hoặc các cửa hàng bán lẻ uy tín. Do giá thành tương đối cao nên sản phẩm này hướng tới đối tượng khách hàng có thu nhập trung bình và cao, để tiêu dùng cá nhân hoặc làm quà tặng. Về lâu dài, việc tự trồng được loại cây quý này ở trong nước sẽ giúp hạ giá thành và việc thâm nhập thị trường tốt hơn.

Ông Tùng Anh, Giám đốc dự án chế biến, tiêu thụ mắc-ca của IDT cho rằng, khó khăn hiện nay là làm thế nào để  người dân mặn mà với loại cây trồng mới này và thay đổi tập quán canh tác. Bên cạnh đó, khâu chế biến sâu cũng phải được coi trọng thì mới nâng cao giá trị gia tăng cho loại hạt quý giá này.

nguồn: kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 318


Hôm nayHôm nay : 57270

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1314751

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74361722