16:42 EST Thứ sáu, 03/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Kiến thức quản lý


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bài toán phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong năm 2017

Chủ nhật - 26/03/2017 08:35
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang vào đợt thu hoạch rộ trà lúa đông xuân. Năm nay vụ mùa có nhiều bất lợi do giá lúa đứng ở mức thấp và năng suất không có do ảnh hưởng thời tiết. Một lần nữa cây lúa rơi vào cảnh bấp bênh. Để nông nghiệp ĐBSCL phát triển trong năm 2017, các tỉnh đang tính toàn đến việc xây dựng nông nghiệp công nghệ cao cho năm 2017 này.

Nông nghiệp hướng đến chất lượng

Kiên Giang là tỉnh có bước đột phá trong việc phát triển nông nghiệp, chủ yếu trên cây lúa. Chỉ trong vòng 5 năm, tỉnh này đã vươn lên đứng thứ hai ĐBSCL về diện tích cũng như sản lượng lúa. Dù vậy, chuỗi giá trị từ cây lúa mang lại cho người nông dân chưa được phát huy cao. Tìm hướng ra cho cây lúa, mới đây Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang đã ký kết chương trình liên kết với Ban Quản lý Khu nông nghiệp Ứng dụng công nghệ cao TP.HCM; Liên minh Hợp tác xã tỉnh liên kết với Công ty Vinh Phát, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) để cung cấp vật tư đầu vào và bao tiêu hàng hóa cho nông dân.

lua 2
Kiên Giang là tỉnh có bước đột phá trong việc phát triển nông nghiệp, chủ yếu trên cây lúa. 

Ông Nguyễn Văn Tâm, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang cho biết, tỉnh có nhiều lợi thế về phát triển nông nghiệp, với vùng quy hoạch lúa chất lượng cao 100.000 ha ở tứ giác Long Xuyên, tây sông Hậu; vùng luân canh lúa - tôm khoảng 80.000 ha, rất thích hợp cho canh tác lúa hữu cơ đặc sản, vùng nuôi thâm canh tôm nước lợ đã có những đơn vị đạt chuẩn GlobalGAP...; vùng sản xuất rau màu, hoa, cây cảnh... Tuy nhiên, mức độ ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp còn thấp, giá trị chưa cao. Theo ông Tâm, việc ký kết chương trình hợp tác với các đơn vị đi tiên phong trong chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sẽ tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp tỉnh đẩy mạnh tái cơ cấu. Những lĩnh vực mà Kiên Giang đang rất cần là giống cây, con chất lượng cao, thiết bị tự động hóa, ứng dụng công nghệ thôn tin trong sản xuất. Từ đó, giúp tăng năng suất, giảm công lao động, hạ giá thành, nâng cao hiệu quả kinh tế... Hiện nay, có rất nhiều đơn vị sẵn sàng cung ứng thiết bị, vật tư, giống để giúp tỉnh phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ sinh thái. Các loại giống chất lượng cao của Ban Quản lý Khu nông nghiệp Ứng dụng công nghệ cao TP.HCM liên kết, chuyển giao cho tỉnh Kiên Giang phát triển sản xuất. Tại lễ ký kết, TS. Đỗ Việt Hà, Phó Trưởng ban Ban Quản lý Khu nông nghiệp Ứng dụng công nghệ cao TP.HCM cho rằng, phát triển nền nông nghiệp theo hướng hữu cơ sinh thái, ứng dụng công nghệ cao là xu thế tất yếu.

Trước đó Cà Mau cũng đã xây dựng vùng sản xuất lúa hữu cơ tại huyện U Minh. Các tỉnh Đồng Tháp và An Giang cũng dần dần sản xuất gạo chất lượng cao, gạo hữu cơ, gạo an toàn sinh học.

Vẫn không quên liên kết “Cánh đồng lớn”

Dĩ nhiên, cả vựa lúa ĐBSCL không thể sản xuất gạo sạch, gạo hữu cơ mà phải đa dạng trong sản xuất. Nhằm nâng cao giá trị hạt gạo, hầu hết các địa phương chọn lựa mô hình Cánh đồng lớn để liên kết trong sản xuất, đầu tư, tiêu thụ, quản lý dịch bệnh…

 

Ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang cho biết, hiện tỉnh đang xây dựng 5 cánh đồng lớn tập trung ở các huyện trọng điểm về sản xuất lúa như Châu Thành A, Vị Thủy, Long Mỹ và TX.Ngã Bảy. Các cánh đồng lớn này ngày càng lớn về quy mô diện tích, thực hiện tốt các tiêu chí về xây dựng Cánh đồng lớn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đem lại hiệu quả thiết thực cả về mặt kinh tế, môi trường và xã hội. Thực hiện sản xuất trên Cánh đồng lớn với cơ sở hạ tầng đồng bộ, khép kín, người dân chủ động trong việc tưới tiêu, cơ giới hóa toàn bộ khâu làm đất, thu hoạch, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào đồng ruộng.

l
Cánh đồng lớn tại Hậu Giang đã có 13 doanh nghiệp tham gia sản xuất; trong đó có 9 doanh nghiệp đăng ký thực hiện hợp tác, liên kết bao tiêu lúa hàng hóa.

Cùng với đó, có sự tham gia liên kết sản xuất của doanh nghiệp nên nông dân không phải lo về vốn đầu tư, được tập huấn về quy trình sản xuất, lúa hàng hóa có hợp đồng bao tiêu nên yên tâm về đầu ra. Ngoài đề án do tỉnh chỉ đạo thực hiện, các huyện trên địa bàn tỉnh cũng xây dựng Cánh đồng lớn của địa phương, với sự hỗ trợ, liên kết của các doanh nghiệp... Cánh đồng lớn tại Hậu Giang đã có 13 doanh nghiệp tham gia sản xuất; trong đó có 9 doanh nghiệp đăng ký thực hiện hợp tác, liên kết bao tiêu lúa hàng hóa. Bên cạnh cây lúa, ngành nông nghiệp Hậu Giang còn thực hiện Cánh đồng lớn trên cây mía, khóm, cây ăn trái...

Năm 2016, tổng diện tích gieo trồng lúa của Hậu Giang đạt 206.997 ha, trong đó năng suất bình quân vụ đông xuân gần 7 tấn/ha, hè thu 5,84 tấn/ha và thu đông 5,2 tấn/ha, tổng sản lượng đạt trên 1,26 triệu tấn. Lợi nhuận của đại bộ phận người trong lúa trong vụ đông xuân (vụ cho năng suất và hiệu quả cao nhất trong năm) khoảng 40 - 45%. Còn tại Cánh đồng lớn, kết quả cho thấy, vụ đông xuân năng suất tăng hơn 3%, giá thành sản xuất giảm 20%. Vụ hè thu năng suất tăng gần 9%, giá thành sản xuất giảm gần 20%. Vụ thu đông năng suất tăng hơn 11%, giá thành sản xuất giảm gần 6%. Cánh đồng lớn có chi phí đầu tư giảm, năng suất tăng, từ đó giảm giá thành sản xuất, tăng lợi nhuận cho người trồng lúa. Mối liên kết “4 nhà” được tăng cường, nhất là nhà doanh nghiệp cung cấp vật tư đầu vào và bao tiêu đầu ra cho nông dân.

Tại Bạc Liêu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn liên kết với Tập đoàn Lộc Trời, xây dựng mô hình sản xuất khép kín tại các huyện Phước Long và Hồng Dân đem lại hiệu quả khả quan.

Sản xuất lớn, làm năm lớn trong nông nghiệp đang là xu hướng phát triển. Nhất là Chính phủ đã có chủ trương xem xét cho tích tụ ruộng đất, xóa bỏ hạn điền ngay những ngày đầu năm mới này.

Theo Hoàng Huy/nguoitieudung.com.vn
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 108

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 107


Hôm nayHôm nay : 31033

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 78540

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73125511