04:22 EDT Thứ tư, 08/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Kiến thức quản lý


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cần đưa chuỗi giá trị ngành tôm vào quy củ

Thứ ba - 16/09/2014 11:43
Chế biến, xuất khẩu (XK) tôm liên tục đạt mức tăng trưởng cao qua từng năm, dự kiến lập kỷ lục 3,5 tỷ USD kim ngạch XK trong năm 2014. Tuy nhiên, ngành hàng tôm đang thể hiện sự phát triển thiếu quy hoạch, nhất là khâu nuôi trồng bộc lộ nhiều bất cập. Về vấn đề này, ông Nguyễn Huy Điền, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết:
XK tôm trong 8 tháng năm 2014 đạt 2,2 tỷ USD. Sản phẩm tôm của Việt Nam đã có mặt ở 92 thị trường, trong đó chủ lực là Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Australia, Brazil, Mexico… EU vẫn là thị trường có sức tăng trưởng mạnh nhất trong nhóm 10 thị trường tiêu thụ tôm lớn của Việt Nam, đạt kim ngạch hơn 233,8 triệu USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2013. Dự báo XK tôm sang EU nửa cuối năm 2014 tiếp tục khả quan.

XK tôm sang Mỹ vẫn vượt trội hơn hai thị trường là EU và Nhật Bản với 703 triệu USD, tăng 9,2%. Tuy nhiên, XK tôm sang Mỹ nửa cuối năm 2014 có thể không đạt được mức tăng trưởng như mong muốn bởi cạnh tranh mạnh hơn từ các nguồn cung khác. Ngoài những thị trường truyền thống, thời gian gần đây, Trung Quốc là thị trường có tốc độ tăng nhập khẩu mạnh nhất từ Việt Nam, liên tục tăng với tỷ lệ 2 con số. Tuy nhiên, tỷ lệ XK các mặt hàng tôm chế biến sâu sang Trung Quốc chỉ chiếm 3,6%, còn lại 96,4% là XK tôm nguyên liệu, sơ chế, hoặc bán thành phẩm (đông lạnh), điều này cho thấy sự lãng phí nguồn nguyên liệu chế biến hàng giá trị gia tăng xuất sang các thị trường khác.

XK tôm năm 2013 đã thiết lập mức kim ngạch kỷ lục 3 tỷ USD. Nếu tiếp tục kiểm soát tốt dịch bệnh và thị trường thuận lợi, dự kiến XK  tôm cả năm 2014 có thể vượt mốc 3,5 tỷ USD. Tuy vậy, do thiếu nguyên liệu chế biến nên nhập khẩu tôm nguyên liệu từ đầu năm đến nay tăng tới 65% so với cùng kỳ năm trước, tốn phí tới hơn 500 triệu USD. Nhập khẩu tôm nhiều trước hết do công suất chế biến tăng để đáp ứng nhu cầu XK sản phẩm tôm tăng mạnh. Nhưng mặt khác, năm nay tôm nguyên liệu trong nước thiếu hụt vì mất mùa, có thời điểm giá tôm trong nước cao hơn tôm của Ấn Độ từ 1-2 USD/kg nên để đảm bảo thời gian giao hàng cho đối tác cũng như tính hiệu quả trong kinh doanh, các doanh nghiệp (DN) buộc phải nhập khẩu nguyên liệu. Giá tôm trong nước tăng cao còn do tình trạng thương lái thu gom tôm bằng mọi giá, sẵn sàng mua cao hơn giá DN trong nước để bán sang Trung Quốc.

ĐBSCL được coi là vùng nuôi tôm chiến lược phục vụ cho XK. Ông nhận định thế nào về sự phát triển tôm ở vùng này thời gian qua?

Nghề nuôi tôm ở ĐBSCL không ngừng gia tăng cả về diện tích, sản lượng, từ 581.348ha năm 2009 lên 603.396ha hiện nay, tốc độ tăng trưởng bình quân 0,9%/năm. Diện tích nuôi tôm sú vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng diện tích nuôi với 558.795ha, chiếm 92,6% tổng diện tích nuôi tôm nước lợ của vùng và chiếm 94,9% tổng diện tích nuôi tôm sú của cả nước. Tuy nhiên, diện tích nuôi tôm sú có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2009 - 2013 với tốc độ giảm bình quân 0,84%/năm. Đối tượng tôm thẻ chân trắng phát triển nhanh trong vài năm gần đây, từ 3.398ha năm 2009 (chỉ chiếm tỷ lệ 0,58% trên tổng diện tích nuôi tôm trong vùng) tăng lên 44.601ha trong năm 2013 (chiếm 7,4% diện tích nuôi tôm nước lợ của vùng), tăng 13,13 lần so với năm 2009, đạt tốc độ tăng bình quân 90,3%/năm.
Ông Nguyễn Huy Điền

Năm 2001, sản lượng tôm vùng ĐBSCL đạt 99.675 tấn, đến năm 2013 tăng lên 358.477 tấn (tôm sú 280.667 tấn, tôm chân trắng 77.830 tấn), chiếm 75,2% sản lượng nuôi tôm của cả nước, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2013 là 12,3%/năm. Tuy nhiên, sản xuất tôm chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có và phát triển thiếu tính bền vững.

Xin ông cho biết những bất cập  của ngành tôm?

Ngành hàng tôm thường xuyên mất ổn định, sản lượng thu hoạch khi tăng cao, lúc giảm mạnh khiến các nhà máy chế biến không chủ động được nguyên liệu. Tình hình dịch bệnh vẫn xảy ra liên tục ở nhiều vùng nuôi, gây thiệt hại nghiêm trọng. Người nuôi tôm còn khó khăn trong tiếp cận vốn, thiếu vốn sản xuất, nguồn vốn vay tín dụng còn khó khăn, mức lãi suất cao. Công tác kiểm soát chất lượng tôm giống chưa được làm tốt, tôm giống chất lượng thấp. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho nuôi tôm, nhất là hệ thống thủy lợi (cung cấp và tiêu thoát nước) chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được đòi hỏi có tính đặc thù của ngành nuôi trồng thủy sản. Công tác quản lý kiểm soát môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm và kiểm soát các dư lượng hoá chất dùng trong nuôi tôm còn thiếu và yếu.

Hiện, cả nước có gần 200 DN tham gia chế biến, XK tôm, nhưng các nhà máy chế biến tôm chỉ hoạt động khoảng 60-70% công suất thiết kế do nguồn nguyên liệu phụ thuộc vào mùa vụ, quy hoạch nhà máy chế biến chưa đồng bộ với quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu. Tôm nguyên liệu được thu gom từ nhiều nguồn làm cho chất lượng không đồng nhất, không thể truy xuất được nguồn gốc. Cạnh tranh không lành mạnh trong thu mua, chế biến, XK như: bơm chích tạp chất, sử dụng hóa chất, phụ gia tăng trọng quá mức cho phép... để giảm giá bán, tranh giành khách hàng dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp, làm mất uy tín của tôm Việt Nam trên thị trường thế giới...  Cơ cấu sản phẩm chế biến bất hợp lý, chế biến sâu chỉ khoảng 30%, còn lại 70% là XK dưới dạng nguyên liệu, sơ chế, bán thành phẩm (tươi sống hoặc đông lạnh) nên giá trị gia tăng thấp, thiếu tính cạnh tranh, giá thường thấp hơn sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực từ 5-10%;

Được biết Tổng cục Thủy sản đang lấy ý kiến cho dự thảo Đề án quản lý hoạt động sản xuất, chế biến và xuất khẩu tôm nước lợ khu vực ĐBSCL. Ông cho biết đôi nét về đề án này?

Dự thảo đề án nhằm khai thác và sử dụng hiệu quả tiềm năng, lợi thế của ngành hàng tôm ở vùng ĐBSCL, cũng như bố trí sản xuất hợp lý, giảm các rủi ro về môi trường, dịch bệnh, thị trường và hạn chế xung đột với hoạt động của các ngành kinh tế khác.

Thời gian thực hiện đề án là từ năm 2015 đến năm 2020, hướng tới rà soát và điều chỉnh quy hoạch chi tiết nuôi và chế biến, tiêu thụ tôm ở 8 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL. Tổ chức lại sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo hướng thành lập các tổ hợp tác, tạo mối liên kết chuỗi hữu cơ giữa nhà máy sản xuất thức ăn, tổ hợp nuôi tôm và DN chế biến XK có sự tham gia của nhà quản lý và các hiệp hội nhằm phát triển nuôi tôm bền vững. Tiến tới áp dụng tiêu chuẩn VietGAP cho tất cả các vùng nuôi tôm tập trung (trong quy hoạch) ở ĐBSCL.

Các cơ sở chế biến tôm phải có vùng nguyên liệu tối thiểu đạt 10% công suất của nhà máy, số nguyên liệu còn lại được cung cấp từ các cơ sở nuôi khác thông qua hợp đồng tiêu thụ do các cơ quan quản lý nhà nước xác nhận và có giá trị pháp lý.

Các DN tham gia XK tôm phải đăng ký về khối lượng, chất lượng và giá bán sản phẩm với cơ quan có thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Về tiêu thụ, chuyển hướng từ XK cho các nhà nhập khẩu sang xuất trực tiếp cho hệ thống phân phối, các chuỗi siêu thị. Đồng thời chuyển hướng từ XK mặt hàng tôm đông lạnh sang xuất khẩu mặt hàng chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao.

Xin chân thành cảm ơn ông!
Chu Khôi (thực hiện)
Theo tintucnongnghiep.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 126

Máy chủ tìm kiếm : 10

Khách viếng thăm : 116


Hôm nayHôm nay : 26061

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 416604

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60738561