09:20 EDT Thứ ba, 07/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Kiến thức quản lý


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

“Đặt tên” cho nông sản Việt

Chủ nhật - 21/09/2014 05:02
Với khoảng 10.000 chỉ dẫn địa lý (CDĐL) trên thế giới, giá trị giao dịch thương mại từ các chỉ dẫn này hàng năm ước đạt 50 tỷ USD. Việt Nam cũng có nhiều đặc sản của vùng miền nhưng đến nay mới đăng ký bảo hộ CDĐL được 38 sản phẩm trong nước.
Việt Nam đứng thứ 2 trong khu vực ASEAN về các sản phẩm được CDĐL, sau Thái Lan.

Việt Nam đứng thứ 2 trong khu vực ASEAN về các sản phẩm được CDĐL, sau Thái Lan.

Thiếu CDĐL làm giảm sức cạnh tranh

CDĐL là dấu hiệu được dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Sản phẩm được bảo hộ CDĐL bao gồm sản phẩm tự nhiên, sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm, chế biến, hàng thủ công mỹ nghệ...

Theo Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN), tính đến 31/12/2010, cả nước ta có 944 địa danh được sử dụng cho các sản phẩm, dịch vụ đặc thù của địa phương. Trong đó, miền Bắc là 361 địa danh, miền Trung là 257 và miền Nam là 326.

Ông Trần Hữu Nam, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ cho biết, hiện Việt Nam đang đứng thứ 2 trong số các nước ASEAN về các sản phẩm được CDĐL, sau Thái Lan. Tuy nhiên, với kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản mỗi năm đạt trên 20 tỷ USD và với khối lượng sản vật phong phú vốn có thì tiềm năng của Việt Nam còn rất lớn.

Nhưng có một thực tế hiện nay là việc đăng ký bảo hộ CDĐL cho sản phẩm chưa được sự quan tâm của các hiệp hội, làng nghề, cũng như các địa phương. Tính từ năm 2001, khi có 2 CDĐL đầu tiên được công nhận, cho đến thời điểm này, sau 13 năm thì mới có thêm 38 nông sản nữa được cấp CDĐL.

Ông Nam cho rằng việc hạn chế số lượng các CDĐL là thiệt thòi cho nông sản Việt vì sản phẩm được đăng ký bảo hộ CDĐL sẽ có giá trị và mang lại lợi nhuận cao hơn.

Hiện nay rất nhiều nông sản của Việt Nam rơi vào tình trạng được các doanh nghiệp nước ngoài mua về và chế biến lại, đóng gói, dán mác khác sẽ bán được giá cao hơn.

Cụ thể như nông sản nhiều nhất Việt Nam là gạo. Gạo của nước ta thường chỉ được bán với giá khoảng hơn 400 USD/tấn, nhưng khi doanh nghiệp nước ngoài chế biến, đóng gói, dán nhãn khác bán được giá hơn 1.000 USD/tấn.

Chậm chân, trả giá

Rất nhiều những sản vật nổi danh trong nước như nước mắm Phú Quốc, cà -phê Buôn Mê Thuột, kẹo dừa Bến Tre... đã bị mất thương hiệu trên trường quốc tế. Thậm chí, như câu chuyện của nước mắm Phú Quốc, khi đủ tiềm lực để xuất khẩu thì doanh nghiệp Việt Nam mới biết nhãn hiệu này đã được doanh nghiệp nước ngoài đăng ký nhãn kiệu này từ đầu những năm 1980... trên đất Mỹ.

Tương tự như nước mắm Phú Quốc, khi sản phẩm kẹo dừa Bến Tre của bà Nguyễn Thị Tỏ (Hai Tỏ) đang có đà tăng trưởng cao trên thị trường Trung Quốc vào những năm 1997-1998 thì bà Hai bỗng thấy sức tiêu thụ sụt giảm mạnh. Sau khi tìm hiểu bà mới biết đã xuất hiện loại kẹo nhái sản phẩm của mình.

Cuộc đấu tranh chống hàng giả của bà Hai bắt đầu, nhưng bà cũng chỉ nghĩ đơn thuần lấy chất lượng để khẳng định thương hiệu, nên chưa chú ý đến việc đăng ký bảo hộ sản phẩm. Phải đến tháng 8/1998, khi bà Hai biết Công ty TNHH Rừng Dừa đã đăng kí độc quyền nhãn hiệu tại Trung Quốc được 8 tháng, chỉ còn 3 tháng nữa là được cấp bằng độc quyền, lúc đó bà mới vào cuộc thực sự. Bà Hai Tỏ đã mất rất nhiều công sức trong cuộc đấu giành lại thương hiệu của mình. Và đến năm 1999, bà đã thành công.

Câu chuyện về CDĐL được nhắc lại vào thời điểm nhiều hiệp định thương mại đang sắp trở thành hiện thực tại Việt Nam. Khi gia nhập sân chơi chung với những ưu đãi thuế quan ngang bằng thì chất lượng và thương hiệu của mỗi sản phẩm sẽ làm nên giá trị của mặt hàng đó.

Ông Trần Hữu Nam, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ nhiều lần nhấn mạnh khi được đăng ký CDĐL, chắc chắn giá trị sản phẩm sẽ cao hơn, qua đó giúp nâng cao hiệu quả kinh tế và đời sống cho người dân. Đồng thời còn nâng cao giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam đối với các khu vực, thúc đẩy hoạt động du lịch tại các vùng miền, sự phát triển kinh tế - xã hội các vùng nông thôn,vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tuy nhiên, thúc đẩy việc phát triển CDĐL cho các sản phẩm đòi hỏi trách nhiệm từ người sản xuất, địa phương có sản phẩm và cả những hiệp hội làng nghề.

Theo tính toán của các chuyên gia quốc tế, trung bình giá trị tạo ra ở nơi xuất xứ sản phẩm chỉ nhỏ hơn 10%, trên 65% giá trị nằm ở công đoạn chế biến, phân phối tại các thị trường tiêu thụ. Do vậy, việc xác lập CDĐL ngày càng trở nên có ý nghĩa hơn.

Trở lại với con số 50 tỷ USD sinh ra mỗi năm từ 10.000 sản phẩm có CDĐL trên thế giới, với những sản vật của Việt Nam ngày càng được bạn bè quốc tế ưa chuộng, chúng ta mới thấy dư địa cho giá trị gia tăng của các ngành hàng nông sản Việt còn rất rộng.

Đây cũng chính là con đường giúp người nông dân không còn phải ngày đêm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” để tạo ra lượng lớn nông sản mà giá trị về chất thực tế lại xa vời với họ.

Đỗ Hương
Theo chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 207

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 206


Hôm nayHôm nay : 40796

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 383474

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60705431