10:56 EDT Thứ bảy, 11/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Kiến thức quản lý


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kiên quyết ngăn chặn không để dịch LMLM phát sinh thêm

Thứ hai - 18/11/2013 19:13
Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn trong cuộc họp BCĐ phòng chống dịch LMLM trên gia súc vào chiều ngày 18/11.

 

Xuất hiện từ ngày 30/8, dịch LMLM gia súc (type A) đã xảy ra trên 31 xã, 6 huyện trên địa bàn tỉnh. Tính đến thời điểm này, dịch LMLM ở các huyện Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Thạch Hà và Nghi Xuân đã cơ bản được bao vây, khống chế. Kể từ ngày 7/11, ở các địa phương này không phát sinh thêm ca bệnh mới và các huyện đã tiêm vắc xin đa type bao vây ổ dịch đạt tỷ lệ khá cao. Tuy nhiên, các ổ dịch mới được phát hiện tại các huyện Can Lộc và Hương Khê đang có diễn biến phức tạp. Ổ dịch xảy ra ở các vùng có tổng trâu, bò lớn, một số xã có dịch lại nằm ngay trên tuyến đường Quốc lộ (1A và Hồ Chí Minh), do đó nguy cơ lây lan trên diện rộng là rất cao.

Can Lộc tập trung khống chế dịch LMLM trên đàn gia súc
Kiên quyết ngăn chặn không để dịch LMLM phát sinh thêm. Ảnh: Hữu Trung

Qua kiểm tra thực tế ở các ổ dịch, dịch LMLM gia súc tại các huyện là do virut LMLM type A gây ra. Đây là type virut gây bệnh mới nên tất cả các gia súc mắc bệnh đều chưa được tiêm văcxin phòng bệnh. Thường, dịch lây lan và bùng phát ở những vùng đầu nguồn, có tập quán thả rông gia súc, thiếu chăm sóc, quản lý hoặc nơi mật độ chăn nuôi cao. Mặt khác, nguyên nhân khách quan là do môi trường bị ảnh hưởng sau bão lũ, càng làm dịch phát sinh và lây lan nhanh.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn ghi nhận nỗ lực của ngành chuyên môn và các địa phương trong công tác bao vây và khống chế dịch. Tuy nhiên, công tác giám sát dịch vẫn còn thiếu chặt chẽ, dẫn đến việc phát hiện, giám sát và báo cáo dịch chậm khiến cho dịch lây lan. Trong khi đó, ở một số địa phương triển khai các biện pháp phòng chống dịch thiếu đồng bộ, thiếu quyết liệt; tiêm phòng bao vây chậm. Thời gian tới, Phó chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các địa phương vào cuộc quyết liệt, khống chế, bao vây không để dịch phát sinh mới. Theo đó, thực hiện đồng bộ các giải pháp, đồng thời thường xuyên thông tin báo cáo tình hình dịch. Dứt khoát không được giấu dịch; đến hết tháng 11, phải thực hiện bấm thẻ tai 100% gia súc mắc bệnh. Chốt chặt các chốt kiểm dịch, cấm vận chuyển, buôn bán gia súc trong vùng dịch. Các địa phương phải chủ động trích ngân sách phục vụ công tác phòng chống dịch, trong vòng 1 tuần phải hoàn thành tiêm phòng trong vùng dịch, vùng đệm, vùng khống chế.

Nguyễn Oanh
Nguồn baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 116


Hôm nayHôm nay : 36210

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 546327

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60868284