00:53 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Kiến thức quản lý


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thương lái Trung Quốc săn mua cây huyết đằng

Thứ sáu - 21/02/2014 09:16
Người dân các xã thuộc huyện Đăk Glei (Kon Tum) rầm rộ vào rừng lùng tìm cây huyết đằng đem bán cho thương lái Trung Quốc khiến cho cây thuốc này đang đứng trước nguy cơ tuyệt diệt.
Theo chân anh Trần Văn Việt, một người dân địa phương thị sát một số điểm thu mua huyết đằng ở thị trấn Đăk Glei, đâu đâu chúng tôi cũng thấy hàng đống huyết đằng chất ngất đã được chặt ngắn, phơi khô, chờ để xuất bán cho thương lái Trung Quốc…

Cây huyết đằng được cắt lát phơi khô chờ bán cho thương lái.
Cây huyết đằng được cắt lát phơi khô chờ bán cho thương lái.
Cây huyết đằng theo cách gọi của người dân địa phương là cây máu chó, hoặc có tên khác là hồng đằng, dây máu. Huyết đằng có tên khoa học là Sargentodoxa cuneata, thuộc họ Sargentodoxaceae. Theo y học cổ truyền, huyết đằng thường được dùng trị đau ruột, đau bụng, phong thấp đau nhức…

Anh Việt cho biết trước đây thương lái thu mua với giá 1.600 đồng/kg nhưng mấy ngày trở lại đây giá chỉ còn 1.000-1.200 đồng/kg do có quá nhiều người chặt về bán. Một ngày đi rừng, mỗi người có thể được tìm được 150-200kg dây huyết đằng tươi, thu nhập khoảng 200-300 nghìn đồng…

Loan Hồng là điểm thu mua lớn nhất tại địa bàn huyện Đăk Glei. Bà Loan-chủ cơ sở thu mua cho biết: Bà đã ký hợp đồng bán cho Công ty Đông Phong của Trung Quốc 500 tấn thân cây huyết đằng cắt lát phơi khô nhưng hiện tại mới chỉ giao được 60 tấn. “Tôi đã trực tiếp sang xưởng chế biến bên Trung Quốc để nhập hàng, cũng có tò mò xem họ chế biến như thế nào nhưng chỉ thấy họ đổ hết trong hồ chứa để ngâm.

Hỏi thêm các công đoạn sau thì họ bảo “đừng có hỏi nhiều”. Bà Loan cũng có biết thêm ngoài cây huyết đằng, cơ sở còn thu mua cả cây vàng đắng với giá 2.000 đồng/kg. Cây vàng đắng còn có tên hoàng đắng, tên khoa học Coscinium fenestratum. Đây là loại cây dây leo to, gỗ có màu vàng. Theo y học đây là nguồn nguyên liệu chiết xuất berberin. Thường dùng chữa ỉa chảy, lỵ trực khuẩn, viêm ruột, vàng da, sốt, sốt rét, kém tiêu hóa… Loại cây này trước đây cũng từng bị săn lùng ráo riết tại huyện K’bang (Gia Lai).

Ngày 20.2, phóng viên NTNN đã gặp ông Nguyễn Văn Hải- Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Đăk Glei để tìm hiểu công tác quản lý việc khai thác loại cây này. Ông Hải cho biết: Cây huyết đằng là những loại lâm sản phụ được phép khai thác tận thu. Tuy nhiên các hộ dân muốn được khai thác phải xin ý kiến của chính quyền địa phương.

Hạt Kiểm lâm chỉ nghiêm cấm người dân không được chặt hạ cây gỗ để lấy các loại cây trên; đồng thời vận động họ khi tiến hành khai thác không làm ảnh hưởng đến gỗ rừng và các loại cây khác…
                                                                                                                  Quốc Dinh
                                                                                                           Theo danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 274

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 271


Hôm nayHôm nay : 25663

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1084923

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72767632