21:24 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Kiến thức quản lý


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tìm giải pháp quản lý kháng sinh trong chăn nuôi

Thứ năm - 06/04/2017 03:25
Nhiều trại chăn nuôi khi được khảo sát cho biết có dùng kháng sinh liều thấp để kích thích sinh trưởng.

 

Nhiều người chăn nuôi sử dụng kháng sinh liều thấp nhằm kích thích sinh trưởng cho heo. Ảnh: ST

Đó là thông tin được đưa ra tại Diễn đàn chính sách số 8 với chủ đề “Vận động thực thi hiệu quả chính sách quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm trong chăn nuôi – trường hợp với kháng sinh và chất cấm” do Trung tâm Chính sách và Chiến lược nông nghiệp nông thôn miền Nam (SCAP), thành viên của Liên minh Nông nghiệp, tổ chức ngày 9-11. Sự kiện này nhằm nâng cao việc quản lý và thực thi chính sách về an toàn thực phẩm, đặc biệt là chính sách quản lý chất cấm và kháng sinh trong chăn nuôi.

Hội Ung thư TP.HCM mới đây đã công bố con số 35% nguyên nhân gây ung thư là do thực phẩm bẩn. Trong khi đó, tình trạng lạm dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi hiện nay khá phổ biến. Điều này có nguy cơ làm tăng tồn dư kháng sinh trong sản phẩm và tăng sự kháng kháng sinh đối với vật nuôi, từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng. 

Theo TS Nguyễn Đức Lộc, Giám đốc Trung tâm Chính sách và chiến lược Nông nghiệp nông thôn Việt Nam, các trại gà công nghiệp có sử dụng kháng sinh đều dùng liều cao hơn quy định. Ngoài ra, các cơ sở nuôi heo công nghiệp cũng đều cung cấp hàm lượng sử dụng kháng sinh khá cao, cao hơn quy định 2-4 lần. Đặc biệt, có tới 62% số trại khảo sát cho biết có dùng kháng sinh liều thấp để kích thích sinh trưởng.

Thạc sĩ Võ Văn Ninh - nguyên giảng viên Khoa Chăn nuôi thú y (Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM) cũng cho hay, thời gian qua, công tác kiểm soát sử dụng kháng sinh mới chỉ giải quyết được phần ngọn nên kém hiệu quả. Nguyên nhân là do có vi trùng bệnh thì người chăn nuôi phải dùng kháng sinh trị liệu nhất là khi có sự hiện diện của vi trùng độc lực cao, lờn thuốc kháng sinh. 

Do đó mấu chốt của vấn đề vẫn là kiểm soát sự xâm nhập của các chủng vi trùng gây bệnh xâm nhập biên giới qua công tác kiểm dịch chống nhập lậu, phủ tạng, chế phẩm sinh học, vắc-xin có ẩn chứa độc trùng, con giống mang trùng tiềm ẩn từ nước ngoài. Theo ông Ninh, hàng rào kỹ thuật phải thật gắt gao, môi trường chăn nuôi, dinh dưỡng phòng chống thật tốt mới giải quyết tận gốc việc nhà chăn nuôi dùng chất cấm hay lạm dụng kháng sinh. 

Đồng quan điểm trên, TS Nguyễn Thị Hồng Minh, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản cũng cho rằng, việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi là không thể tránh khỏi. Vấn đề là cần quản lý và kiểm soát chặt chẽ, tránh để xảy ra tình trạng lạm dụng kháng sinh. Theo bà Minh, với cách quản lý như hiện nay thì rất khó có thể kiểm soát được vấn đề an toàn thực phẩm do có quá nhiều cơ quan cùng tham gia quản lý, dẫn đến hiện tượng chồng chéo lẫn nhau.

Ngoài ra, ông Lộc cũng chỉ ra một số bất cập trong chính sách quản lý chất cấm và kháng sinh. Cụ thể, Nghị định số 119/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi chưa quy định về một số hành vi như kinh doanh thuốc thú y đã hết hạn sử dụng; vận chuyển, thu gom, lưu giữ động vật, sản phẩm động vật chứa chất cấm trong thú y, chăn nuôi; mua, bán nguyên liệu kháng sinh làm thuốc thú y cho các doanh nghiệp chưa được cấp phép…

Một số hành vi có mức phạt chưa đảm bảo tính hợp lý hoặc chưa thống nhất mức phạt giữa các văn bản khác nhau về cùng một nội dung. Cụ thể, với hành vi cố tình đưa nước hoặc chất khác vào động vật trước và sau khi giết mổ, mức phạt cho 1 con gà bằng mức phạt cho 1 con heo.

Trong khi đó, ông Ninh đưa ra một số giải pháp để thay thế kháng sinh trong chăn nuôi. Cụ thể, người chăn nuôi có thể sử dụng các dược thảo có tính kháng khuẩn tự nhiên như tỏi, nghệ, gừng, quế, chanh, xuyên tâm liên, vàng đắng… hoặc các loại vi khoáng có khả năng ức chế vi khuẩn phát triển như đồng, kẽm, flour… hay các sinh tố giúp tăng cường khả năng kháng bệnh cho vật nuôi như sinh tố A, C, B2…

Diễn đàn Chính sách Nông nghiệp là chuỗi các sự kiện do Liên minh Nông nghiệp tổ chức, quy tụ sự tham gia của các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà làm chính sách, người nông dân và giới truyền thông cùng thảo luận về các vấn đề chính sách quan trọng trong ngành nông nghiệp.

Theo Nguyễn Hiền/baohaiquan.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 189


Hôm nayHôm nay : 79803

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1162590

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71389905