12:25 EST Thứ năm, 23/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Kiến thức quản lý


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Vai trò của hợp tác xã, doanh nghiệp trong tái cơ cấu nông nghiệp

Thứ hai - 26/08/2013 04:50
Tỉnh đang tạo ra bước ngoặt thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương trên chính nội lực của mình bằng sản xuất nông nghiệp qua đề án tái cơ cấu nông nghiệp gắn với cánh đồng liên kết. Trong đó, xác định hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp có vai trò quan trọng đóng góp vào sự phát triển của đề án...

Trên tinh thần tái cơ cấu nông nghiệp, tỉnh tập trung phát huy các sản phẩm chủ lực của địa phương như: lúa, cá tra, hoa kiểng... sản xuất theo hướng tập trung liên kết. Chủ tịch UBND tỉnh Lê Minh Hoan chia sẻ: “Hình thức sản xuất đã thay đổi chuyển từ kinh tế hộ đến kinh tế hợp tác, vì thế cần một phương thức vận hành nền nông nghiệp mới. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp đang ở bước ngoặt cho sự tăng trưởng bền vững nếu đi đúng hướng và ngược lại sẽ bỏ lỡ một thời cơ, sản xuất nông nghiệp tiếp tục bấp bênh”.

Hai năm qua, tỉnh đã tiến hành thực hiện cánh đồng liên kết và bắt đầu có sức lan tỏa tại các địa phương như Tam Nông, Tháp Mười... với sự đồng hành của các doanh nghiệp tiên phong liên kết bao tiêu sản phẩm: Công ty TNHH MTV Lương thực Tân Hồng, Công ty TNHH XNK Võ Thị Thu Hà, Công ty TNHH MTV Kinh doanh và Xay xát lúa gạo Cẩm Nguyên. Trên tiến trình đó, mô hình kinh tế hợp tác của HTX đã từng bước khẳng định được vai trò của mình làm cầu nối trong liên kết giữa doanh nghiệp và người nông dân, tạo ra bước đi vững chãi cho đầu ra sản phẩm.

Ông Nguyễn Văn Trãi - chủ nhiệm HTX Tân Cường, huyện Tam Nông cho hay: “Chúng tôi xác định, để thoát khỏi cảnh bấp bênh thì liên kết với doanh nghiệp mới có thể đảm bảo đầu ra cho người nông dân được tốt. Sau khi tiến hành liên kết tiêu thụ sản phẩm với Công ty Võ Thị Thu Hà, người nông dân và doanh nghiệp đã có tiếng nói chung, người sản xuất cũng tìm ra hướng đi cần thiết cho mình. Trong công cuộc hướng đến tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh, HTX tiến tới khảo nghiệm giống lúa đặc trưng, mang thương hiệu của đơn vị. Đồng thời, quy hoạch vùng sản xuất theo ký kết với doanh nghiệp, xây dựng lò sấy”.

Nhận thấy được mô hình HTX mang những yếu tố tích cực trong sự phát triển bền vững, các HTX khác cũng hướng đến cho mình những định hướng trong liên kết sản xuất. Chủ nhiệm HTX nhãn Châu Thành cho hay: “Mặc dù HTX nhãn mới thành lập, tuy nhiên chúng tôi cũng đã từng bước xây dựng thương hiệu và đã ký kết tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp siêu thị Co.opMart. Với tôi, đây là hướng đi cần thiết cho HTX phát triển bền vững”.

Trong tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh gắn với cánh đồng liên kết, doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng. Chủ tịch UBND tỉnh Lê Minh Hoan cho rằng, trong cơ chế thị trường, chỉ có doanh nghiệp mới hiểu rõ và đầy đủ thị trường cần gì, từ đó khi liên kết tiêu thụ sẽ giải quyết được bài toán thị trường, đầu ra cho người nông dân. Sự bền chặt của mối quan hệ giữa doanh nghiệp với nông dân tạo nên chuỗi giá trị mà họ cùng nhau chia sẻ, thụ hưởng.

Ông Nguyễn Hoàng - Giám đốc Công ty TNHH MTV lương thực Tân Hồng chia sẻ, trong những năm đầu diện tích bao tiêu không nhiều nhưng đến mùa vụ đông xuân vừa qua diện tích đã tăng lên 8.500ha. Mục tiêu hướng đến mô hình này là cùng người nông dân làm nên giá trị hạt gạo, để khẳng định vị thế hạt gạo trên thị trường quốc tế và cùng họ chia sẻ giá trị đạt được đó.

Ông Đoàn Văn Hiền - Giám đốc Công ty TNHH XNK Võ Thị Thu Hà cho biết: “Do Công ty được xuất khẩu trực tiếp gạo sang thị trường ngoài nước nên hiểu rõ nhu cầu thị trường, chất lượng hàng hóa cần đáp ứng. Vì vậy nên khi tiến đến thực hiện liên kết với những hộ nông dân, chúng tôi đưa ra những chỉ tiêu nhất định để cùng họ xây dựng, đáp ứng nhu cầu thị trường giúp sản phẩm được tiêu thụ dễ dàng. Vì thế, thời gian qua mô hình liên kết của Công ty được người dân đồng tình ủng hộ”.

Ông Lê Minh Hoan - Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng: “Chúng ta đã đề cập quá nhiều đến lợi ích của kinh tế hợp tác, điều kiện thuận lợi cho cơ giới hóa, điện khí hóa... nhưng nhiều năm qua phong trào hợp tác vẫn ì ạch. Những tín hiệu về cánh đồng liên kết gần đây là khởi đầu cho bước chuyển mình hướng đến nông nghiệp bền vững, khi người sản xuất trả lời được câu hỏi “trồng cây gì? bán cho ai? và bán như thế nào? thì doanh nghiệp cũng trả lời cho mình câu hỏi mua ở đâu? mua cái gì? và mua như thế nào? Cánh đồng liên kết có 3 yếu tố quyết định: hạ tầng cơ sở đồng bộ hiện đại, sản xuất theo hình thức kinh tế hợp tác, liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ ổn định”. Theo ông Lê Minh Hoan, mô hình liên kết tiêu thụ có 6 bước, đỉnh cao trong mối quan hệ là người sản xuất tham gia cổ phần với doanh nghiệp để cùng chia sẻ lợi ích trong chuỗi giá trị gia tăng của ngành hàng...

Theo Báo Đồng Tháp Online

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 171


Hôm nayHôm nay : 66940

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1258383

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74305354