Không cam chịu cảnh đói nghèo lạc hậu, gia đình Chị Doãn Thị Luân thôn Hoa Trung xã kỳ Hoa đã rời nhà lên vùng đồi Tân Phú kỳ Hoa để khai hoang lập nghiệp. 10 năm về trước, đây chỉ là vùng đất cằn toàn sim mua cỏ dại. Vợ chồng chị đã tay cuốc tay cày khai hoang phục hóa tăng gia sản xuất. Vừa làm vừa tích lũy kinh nghiệm. Đến nay, trang trại của chị đã có 10 ha tràm, hàng trăm cây ăn quả đặc sản, 50 con lợn rừng, thỏ, cùng hàng chục lợn nái sinh sản, mỗi năm xuất bán hàng tấn thịt lợn hơi. Gia đình chị Doãn thị Luân được mệnh danh là người nông dân giàu có nhất vùng.
Mô hình nuôi lợn rừng của gia đình chị Doãn Thị Luân Kỳ Anh là địa phương có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế trang trại trồng cây lâm nghiệp kết hợp chăn nuôi trâu bò. Gia đình chị Lê Thị Thủy ở thôn Nam Mỹ Lợi là một điển hình như vậy. Với diện tích trên 20 ha, hiện đã có 20 ha tràm, thông, gió trầm xanh tốt đã đến kỳ thu hoạch, hơn 40 con trâu bò sinh sản . Thu nhập vài ba trăm triệu mỗi năm. Nhờ cần cù chịu khó, tính toán trong làm ăn, nên từ một gia đình nông dân nghèo, nay vươn lên làm ăn khá giả. Cả hai gia đình Chị Doãn thị Luân và chị lê Thị Thuỷ vừa được vinh danh tại hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện chỉ thị 32-CT-TU ngày 18/9/2008 của Ban thường vụ tỉnh ủy, gắn với thực hiện chỉ thị 07-CT/HU của ban thường vụ huyện ủy về: “Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng mô hình dân vận khéo trong tình hình mới”.
Đối với gia đình Chị Hồ Thanh Lam ở thôn Sơn Nam xã Kỳ Thọ đã mạnh dạn ra phía cuối làng để phát triển mô hình chuôi gà đẻ trứng. Được sự hỗ trợ của nguồn vốn vay xoá đói giảm nghèo của hội phụ nữ, sau hơn 1 năm đưa vào nuôi thử nghiệm, 1000 con gà đẻ trứng của gia đình chị phát triển tốt. Nên anh chị đã quyết định mua lo về ấp trứng, vừa để tiết kiệm chi phí, đảm bảo giống sạch bệnh cho gia trại. Ngoài ra, còn cung cấp giống gia cầm cho các hộ gia đình. Theo chân gia đình chị Hồ Thanh Lam hiện ở xã kỳ THọ đã có 17 hộ đầu tư vào chăn nuôi gà cỏ đẻ trứng.
Thời gian qua, hội liên hiệp phụ nữ huyện kỳ Anh đã bằng nhiều hình thức và cách làm sáng tạo, đứng ra tín chấp với các ngân hàng tạo điều kiện cho hội viên vay vốn ưu đãi, vùng. tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỷ thuật, khuyến khích phát triển các mô hình kinh tế gia trại, trang trại, mở mang các mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ hộ. Toàn huyện hiện có hàng trăm mô hình phát triển kinh tế của hội viên phụ nữ cho thu nhập cao. Tùy theo từng vùng miền, đất đai, điều kiện của từng địa phương mà chị em phụ nữ xây dựng cho mình hướng đi phù hợp tất cả vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo, làm giàu bền vững cho gia đình và xã hội. Chị Hà Thị Lam - chủ tịch hội phụ nữ xã kỳ Anh cho biết thêm: “Để tiếp tục nhân rộng các mô hình kinh tế tiêu biểu trong toàn huyện, thời gian tới, hội phụ nữ kỳ Anh sẽ bằng nhiều kênh như: tổ chức học tập nhân rộng mô hình, hướng dẫn trực tiếp cho các hộ tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của chương trình nông thôn mới để tạo điều kiện cho hội viên phát triển kinh tế”.
Để góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới thì cần sự chung tay, góp sức của các cấp, chính quyền, ban ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở. Những mô hình kinh tế tiêu biểu của hội viên phụ nữ huyện kỳ Anh đang thực sự mang lại hiệu quả cao, góp phần ổn định đời sống cho gia đình hội viên nơi đây.