09:36 EST Thứ sáu, 24/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Trong tỉnh » Kinh tế & Tổ chức SX


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hương biển...

Thứ sáu - 28/08/2015 10:40
Dì Phạm Thị Nhơn - Giám đốc HTX Thu mua, chế biến thủy, hải sản Thiên Phú (Thạch Kim - Lộc Hà - Hà Tĩnh) gây ấn tượng với chúng tôi bởi vẻ tảo tần, tất tả và khí sắc mạnh mẽ, mặn mà của người đàn bà miền biển. Đã bước vào tuổi lục tuần, nhưng người phụ nữ ấy vẫn “bày binh, bố trận” cho hoạt động của chục công nhân ở khu cấp đông và nhà máy chế biến bột cá lớn nhất vùng.
Hương biển...

Đã bước qua tuổi lục tuần, nhưng Chủ nhiệm HTX Thu mua, chế biến thủy, hải sản Thiên Phú - Phạm Thị Nhơn vẫn dậy từ 3h sáng để tận tay kiểm tra từng mẻ hàng trước khi xuất kho.

Khác với nhiều “bà chủ”, Giám đốc Nhơn thường dậy từ lúc 3h sáng để cùng công nhân làm việc. Chẳng thế mà, đến tận 9h mới kịp ăn tạm ổ bánh mì với chị em để kịp chuyến hàng. “Quen giấc rồi cháu à. Với cả, cũng nỏ phải tham công, tiếc việc chi mô, chỉ là dậy, rồi giám sát, kiểm kê hàng hóa. Không tự tay lựa hàng, cảm giác không an tâm, sợ bạn hàng chê trách…” - dì Nhơn tỉ tê.

Lần giở về những tháng năm cũ, nữ giám đốc trải lòng: “Đàn bà, con gái xứ này sinh ra bên mợp biển, mùi mắm, cá quyện cả vào người, thấm vào máu thịt. Ngay từ nhỏ đã làm bạn với những mẻ cá cha mang về từ chuyến biển sớm hôm. Dì cũng rứa, mẹ mất sớm, cha và 8 anh em trầy trật với biển để mưu sinh nên từ lúc 13 tuổi đã một mình gánh cá nướng đi bán khắp tỉnh. Thế rồi, biển đã “cưu mang” dì, dần dần cho dì cơ hội để được cưu mang nhiều người khác…”.

“10 năm buôn mực cho dì rất nhiều cơ hội. Đó là sự ủng hộ của người dân, là uy tín trên thương trường khi được bạn hàng tin tưởng. Khi nguồn mực ít đi, năm 2000, dì chuyển hướng kinh doanh cá đông lạnh và trở thành cơ sở cấp đông đầu tiên, mở đầu cho phong trào xây dựng kho đông lạnh ở đây. Hai năm sau, tiếp tục kho đông lạnh thứ 2 ra đời với công suất gấp đôi. Từ dạo ấy, thủy, hải sản bà con đánh bắt về được mua tận cảng, sơ chế, cấp đông và xuất ra các tỉnh bạn, kể cả nước ngoài”.

“Con đường thương gia” trong câu chuyện dì kể, chỉ thấy đặc sệt mùi biển. Hết cá nướng, đến mực khô, lại đến thủy sản đông lạnh. Rồi, nhất định phải “giải quyết” hết sản vật sau mỗi chuyến biển, tránh tình trạng trượt giá do không thể gia công kịp nên bị ươn... Vậy là, nhà máy chế biến bột cá (chế biến cá tươi thành cá bột) từ năm 2010 với 10 thành viên thuộc HTX Thu mua, Chế biến thủy, hải sản Thiên Phú ra đời.

“Bằng nguồn vốn tích lũy cùng sự hỗ trợ của chính quyền từ chương trình xây dựng nông thôn mới, dì cùng một số xã viên khác quyết định xây dựng nhà máy chế biến bột cá để tận dụng hết các sản phẩm từ biển. Năm 2010, khi nhà máy được xây dựng thì bão ập đến, cuốn trôi tất thảy. Xã viên nhụt chí, dì là chủ nhiệm nên phải “căng” mình để xốc lại tinh thần cho anh em. Lúc đó, thiếu vốn, căn nhà gần 2 tỷ đồng cũng phải nhượng lại để tiếp tục xây dựng nhà máy, mặc dù chưa được sự đồng ý của chồng” - dì Nhơn chia sẻ.

Vượt qua thử thách, nhà máy được xây dựng với tổng vốn đầu tư trên 15 tỉ đồng, dây chuyền chế biến khép kín, hiện đại với công suất tối đa 100 tấn cá tươi tạo ra 30 tấn cá bột khô/ngày đêm. Ngoài ra, còn có thêm 3 kho cấp đông rộng 300 m2 có thể chứa khoảng 35 tấn nguyên liệu. Để tạo nguồn hàng và đầu ra ổn định, Giám đốc Nhơn đã mạnh dạn mở rộng mối liên kết với Nhà máy Chế biến thức ăn gia súc Thiên Lộc, Công ty TNHH Khải Hoàn ở Cà Mau và một số công ty của các tỉnh lân cận để tìm kiếm thị trường.

Không chỉ giúp gia đình làm giàu, những cơ sở của dì Nhơn đã giải quyết việc làm thời vụ cho trên 100 lao động và 30 lao động thường xuyên với mức lương 5 triệu đồng/người/tháng. Chị Phạm Thị Lan, một lao động thường xuyên (Sơn Bằng - Thạch Kim) chia sẻ: “8 năm qua, chị làm cho chị Nhơn. Chị em coi nhau như người nhà, mặc dù là chủ nhưng chị vẫn cùng ăn, cùng làm việc. Những phụ nữ chỉ trông chờ vào chuyến biển của chồng như chúng tôi mang ơn chị Nhơn nhiều lắm!”.

Không dừng lại ở đó, năm 2014, dì Nhơn tiếp tục xây dựng thêm một cơ sở cấp đông với công suất 30 tấn/ngày tại cụm công nghiệp Thạch Kim. “Đến giờ phút này, dì có thể “lui binh” được rồi, nhường sân cho các con, nhưng những gì dì làm hôm nay như để trả ơn đời vì đã cho dì sức khỏe, sự nhanh nhẹn, cần cù, chịu khó và cả sự tin tưởng, giúp đỡ của bà con, bạn hàng ngay từ buổi đầu làm nghề. Dì vẫn tiếp tục làm việc bởi nhiều người cần mình, mình cần nhiều người, vậy thì cớ gì phải nề hà hả cháu?” - nữ doanh nhân can trường ấy nói với chúng tôi trong nồng nàn hương biển.
 

Theo Báo Hà Tĩnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 359

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 357


Hôm nayHôm nay : 62013

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1319494

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74366465