Chỉ với vài chục mét vuông diện tích mặt nước, sau 3 tháng thả nuôi ếch, gia đình ông Nguyễn Ngọc Thuần ở thôn Bình Quang, xã Cẩm Bình (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) thu gần 30 triệu đồng.
Bằng bàn tay, khối óc và ý chí quyết tâm cao, vợ chồng chị Võ Thị Loan ở thôn Anh Hùng, xã Thượng Lộc, Can Lộc (Hà Tĩnh) đã “khai hoang thục phá” vùng đất bỏ hoang tại đồi Kỷ Vọ, xây dựng nên trang trại tổng hợp rộng 5ha với doanh thu tiền tỷ mỗi năm.
Năm nay, thời tiết nắng nóng kéo dài, những người trồng dưa hấu Thạch Lưu (Thạch Hà, Hà Tĩnh) “thắng lớn” khi mỗi sào dưa cho sản lượng xấp xỉ khoảng 1 tấn quả, trị giá trên dưới 10 triệu đồng.
Cây chè được xác định là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế của tỉnh Hà Tĩnh, đặc biệt là đối với các huyện trung du, miền núi. Với một quy trình sản xuất sạch theo tiêu chuẩn khắt khe, sau những khó khăn bước đầu, người trồng chè tỉnh Hà Tĩnh đến nay đã được hưởng lợi từ mô hình sản xuất mới này. Để đảm bảo nguồn cung chè sạch ổn định cho thị trường, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh tiếp tục hỗ trợ một số hoạt động như mở rộng diện tích trồng mới, hỗ trợ một số trang thiết bị phục vụ sản xuất và thu hái, thành lập tổ dịch vụ BVTV và hỗ trợ trang thiết bị máy móc cho tổ hoạt động nhằm kiểm soát chất lượng chè búp tươi.
Huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) vừa tổ chức hội thảo tổng kết mô hình “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ nhân rộng mô hình sản xuất dưa lưới trong nhà màng áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt” tại xã Yên Hồ.
Với sự năng động, nhiệt huyết, dám nghĩ, dám làm, anh Hà Trung Nghĩa - Bí thư chi đoàn thôn Đồng Phú, xã Kỳ Đồng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã triển khai thành công mô hình trồng dứa thương phẩm trên địa bàn.
Rau là một nhu cầu thiết yếu không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Nhiều năm qua, Hà Tĩnh đã chú trọng xây dựng thành công nhiều mô hình rau an toàn, VietGAP, hữu cơ… nhằm tạo ra nguồn rau an tàn cho người tiêu dung, đồng thời pát triển ngành hàng hóa nâng cao thu nhập cho người dân.
Mô hình trồng thanh long ruột đỏ của gia đình ông Lê Trọng Bình thôn Đông Châu, xã Thạch Ngọc (Thạch Hà – Hà Tĩnh) với 500 gốc nhưng năm nào cùng thu về gần nửa tỷ đồng...
Theo chân một cán bộ xã về Thuần Thiện đúng lúc người dân đang thu hoạch cây hành lá. Mô hình này được coi là hướng đi mới cho người dân nơi đây và cũng là mô hình trồng hành lá đầu tiên trên địa bàn huyện Can Lộc áp dụng phương thức tưới tiết kiệm trên diện rộng.
Những năm gần đây, một số vùng nuôi trồng thủy sản ở Hà Tĩnh đang phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn do biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, vấn đề ô nhiễm môi trường làm suy thoái các vùng nuôi.
Năm 2018, xã Kỳ Hoa (TX. Kỳ Anh) đưa vào trồng thử nghiệm 5 ha giống khoai lang Nhật trên diện tích hoang hóa lâu năm, đất bãi bồi ven sông. Đến nay, tính hiệu quả kinh tế đã được khẳng định.
Chim yến vốn chỉ có thói quen sinh sống, làm tổ trên những vách đá cao ngoài hải đảo hoặc những hang, động ven biển. Thế nhưng, ở Hà Tĩnh, một thanh niên đã mạnh dạn đầu tư gần 1,5 tỷ đồng làm nhà nuôi chim yến trên núi và đang dụ thành công hàng nghìn con chim yến về sinh sống.
Sau khi rời quân ngũ, nhiều cựu chiến binh (CCB) ở Hương Khê - Hà Tĩnh đã phát huy truyền thống anh Bộ đội Cụ Hồ, gây dựng nhiều mô hình kinh tế hiệu quả từ hai bàn tay trắng khiến nhân dân nể phục.
Huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) hiện có khoảng 1.000 hộ tham gia nuôi ong lấy mật với khoảng 6.500 đàn ong. Năm 2019 này, toàn huyện ước thu về hơn 60 tấn mật ong, trị giá gần 10 tỷ đồng.
Phát triển nông nghiệp - nông thôn bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh, hướng tới xây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu là mục tiêu được Hà Tĩnh đặt ra trong giai đoạn 2019 - 2020 và những năm tiếp theo.
Những năm gần đây, nhiều hộ dân ở các xã vùng ven biển Hà Tĩnh không chỉ tập trung vào nghề biển mà đã có sự thay đổi về tư duy sản xuất để phát triển thêm các loại hình kinh tế nông nghiệp khác nhằm đa dạng hóa ngành nghề, nâng cao thu nhập, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình. Anh Nguyễn Văn Trợ sống tại thôn Bắc văn, xã Thạch Văn, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh là một trong những tấm gương như thế.
Nhiều năm gắn bó với đồng ruộng, nông dân Nguyễn Văn Thuấn ở Bạch Đằng - Kinh Môn - Hải Dương đã thành công trong việc ứng dụng công nghệ cao để sản xuất rau, quả hữu cơ an toàn.
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp Sở NN-PTNT Hải Phòng vừa tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề: “Giải pháp phát triển sản xuất hoa bền vững vùng đồng bằng sông Hồng”.
Nghề nuôi ong lấy mật phát triển nhanh chóng, mang lại nguồn thu nhập khá cho nhiều hộ dân trên địa bàn xã An Bình (huyện Lạc Thủy, Hòa Bình).
Những năm gần đây, các vùng nuôi trồng thủy sản mặn lợ tại Hà Tĩnh đã có sự biến động theo chiều hướng xấu, khó kiểm soát làm cho dịch bệnh có nguy cơ bùng phát cao, thuỷ sản nuôi chậm lớn, tỷ lệ sống thấp, chết sớm không rõ nguyên nhân, dẫn đến năng suất, sản lượng nuôi giảm.