Trong những năm qua, nhiều tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới được nông dân huyện Thạnh Phú ứng dụng, góp phần tăng năng suất, sản lượng, thay đổi tập quán canh tác, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Thái Bình là một trong những tỉnh có nghề trồng nấm phát triển trong khu vực Đồng bằng Sông Hồng. Tiềm năng nghề trồng nấm ăn và nấm dược liệu rất phù hợp với người nông dân Thái Bình
(Dân Việt) Theo ông Võ Văn Hưng (nguyên Giám đốc Sở NNPTNT Quảng Trị) thì phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững là phải giải quyết được bài toán đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp…
(Dân Việt) Sau 10 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận. Đặc biệt, nhờ có hướng khuyến khích phát triển kinh tế phù hợp, hình thành nhiều mô hình kinh tế cho thu nhập 200-300 triệu đồng/năm.
Bằng việc đa dạng hóa các sản phẩm và chú trọng nâng cao chất lượng, đến nay các sản phẩm của Hợp tác xã ngựa bạch xã Dương Thành, huyện Phú Bình đang từng bước tạo được lòng tin của người tiêu dùng và góp phần tích cực vào việc nâng cao thu nhập cho người dân.
Ở tuổi 70, bà Nguyễn Thị Nhan, Chi Hội trưởng Chị hội Phụ nữ ấp Bến Đình, xã An Đức, huyện Ba Tri đã có 45 năm tham gia công tác hội, có nhiều đóng góp tích cực trong công tác Hội và phong trào phụ nữ ở địa phương, đặc biệt là quan tâm chăm lo đời sống hội viên có hoàn cảnh khó khăn; xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh.
Về ấp Tiên Chánh, xã Tiên Long, huyện Châu Thành, chúng tôi có dịp gặp bà Trần Thị Sang hay còn được gọi là bà Út (69 tuổi), là một trong những tấm gương điển hình học và làm theo lời Bác dạy, hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích cộng đồng. Theo đó, bà không ngừng giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn mà còn hiến đất mở rộng mặt bằng, xây dựng giao thông nông thôn tại địa phương.
Là tỉnh có độ che phủ rừng lớn thứ 3 và dẫn đầu cả nước về diện tích được cấp chứng chỉ bảo vệ rừng FSC, Tuyên Quang phấn đấu đến năm 2030 là tỉnh hình mẫu phát triển lâm nghiệp, điển hình về giảm nghèo bền vững.
(Dân Việt) DANVIET.VN. Gần 2 năm nuôi trai nước ngọt lấy ngọc, ông Vũ Xuân Long, 70 tuổi, ngụ thôn Hợp Gia, xã Quảng Hợp (huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) chuẩn bị cho thu hoạch những hạt ngọc trai đầu tiên. Chia sẻ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, ông Long cho hay, qua kiểm tra định kỳ, đánh giá tỷ lệ trai ngọc sống đạt 70%, ngọc trai tăng kích thước đều, chất lượng tốt...
Các hợp tác xã (HTX) đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, để kinh tế tập thể có thể phát triển mạnh, ngoài chính sách hỗ trợ kịp thời của Nhà nước, mỗi thành viên HTX phải tự khắc phục những hạn chế của cách làm kinh tế tập thể theo tư duy bao cấp.
Học quản trị kinh doanh nhưng chàng trai sinh năm 1989 Trần Thanh Nghị lại chọn làm trong ngành bất động sản.Sau Nghị lại xuất ngoại học về ẩm thực tại Malaysia, một trong những xứ sở nổi tiếng về sản xuất giống cá rồng. Những năm du học là khoảng thời gian anh có cơ hội tiếp xúc, tìm hiểu về loài cá vua này.Đây cũng là mối duyên để sau này Nghị chọn khởi nghiệp với nghề nuôi cá rồng.
Thời gian qua, dịch Covid - 19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp lợi thế của tỉnh như tôm thương phẩm, trái thanh long tươi. Trước tình hình trên, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề ra nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
(Dân Việt) Vừa qua, tổ công tác giúp việc Hội đồng thẩm định xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) TP.Hà Nội đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy tại huyện Ứng Hòa. Theo báo cáo của huyện này, đến hết năm 2019, toàn huyện đã có 24/28 xã được thành phố công nhận đạt chuẩn NTM; còn 4 xã gồm Quảng Phú Cầu, Đồng Tiến, Lưu Hoàng, Hồng Quang, phấn đấu đạt chuẩn NTM vào năm 2020.
Sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Hương Nộn, huyện Tam Nông, chị Bùi Thị Bích Liên đã biến tình cảm gắn bó với mảnh đất quê hương mình thành những mảnh vườn rau trái xanh ngút ngàn. Chị cùng chồng gây dựng nên Hợp tác xã Mạnh Liên - một trong những Hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thành công nhất của tỉnh.
Đến thôn Na Lang, xã vùng cao Phong Minh, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) khi nhắc đến đảng viên Đặng Văn Hương, sinh năm 1976, người dân tộc Dao thì ai cũng biết và gọi anh với cái tên trìu mến “Hương Trà hoa vàng”. Bởi anh là người đầu tiên di thực thành công cây Trà hoa vàng từ rừng về trồng xen canh trong vườn vải thiều đã mang lại nguồn thu nhập cao. Không những làm kinh tế giỏi, anh Hương còn là tấm gương sáng trong phong trào vận động quần chúng giúp nhau làm kinh tế vươn lên thoát nghèo.
(Cổng ĐT HND) – Đó là mô hình mang lại nguồn thu trên 220 triệu đồng/vụ cho anh Nguyễn Văn Út, xã EaLy, huyện miền núi Sông Hinh.
Đa dạng hình thức triển khai thực hiện, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được cán bộ, đảng viên, Nhân dân huyện Tân Uyên xác định là việc làm thường xuyên, liên tục. Trong đó, đề cao vai trò, trách nhiệm nêu gương của đảng viên, người đứng đầu.
Huyện Tân Uyên được biết đến là vùng trọng điểm phát triển cây chè của tỉnh. Từ cây chè, nhiều nông dân đã mạnh dạn học hỏi, chăm chỉ trong lao động và trở thành triệu phú trên đất chè; triển khai áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc, phát triển chè theo hướng xanh, sạch, an toàn.
(Cổng ĐT HND)- Năng động, dám nghĩ, dám làm, anh Nông Văn Cảm, thôn Khau Ca, xã An Phú, huyện Lục Yên, Yên Bái đã trồng chanh tứ mùa, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Mới đây, UBND tỉnh Trà Vinh có quyết định công nhận kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) tỉnh Trà Vinh năm 2019. Theo đó, tỉnh Trà Vinh công nhận 30 sản phẩm của 23 cơ sở, doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh đạt 03 sao và 04 sao sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2019.