anh Trần Quốc Toản
Trao đổi với chúng tôi, anh Trần Quốc Toản cho biết: “Xuất ngũ về được cấp Ủy, Chính quyền địa phương quan tâm, bố trí anh tham gia công tác tại ngành Thuế của xã và liên tục, cho đến nay công tác tại Hội Cựu Chiến binh xã Phú Vĩnh. Lập gia đình năm 1994, klhi đó cuộc sống riêng còn nhiều khó khăn, được cha mẹ phân chia cho 3 công đất ruộng, anh mạnh dạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, dành 1 công đất gần nhà đào ao nuôi cá. Cho đến năm 2003 tình hình cá tra giá cả đầu ra bấp bênh, và trồng lúa do diện tích nhỏ lẻ lợi nhuận cũng không cao. Tiếp thu thông qua các chương trình tập huấn, tham dự các lớp khuyến nông, kỷ thuật chăn nuôi, ứng dụng khoa học - kỷ thuật, khoa học công nghệ vào đời sống, sản xuất...”.
Anh mạnh dạng dành hết số đất gần nhà đầu tư trồng cỏ, nuôi bò và trồng tre Điền Trúc, ban đầu mua 4 con bò sinh sản về nuôi, mỗi năm cho ra 4 con bò nghé, thấy có hiệu quả mua thêm 3 con bò cái sinh sản, một con bò đực phối giống, vừa phối giống bò nhà, vừa phối giống bò cho hộ chăn nuôi lân cận, mỗi năm thu tiền phối giống bò trên 10 triệu đồng. Hiện nay đàn bò lên đến 30 con, 10 con nuôi tại chuồng, số còn lại cho hội viên, nông dân, hội viên Cựu Chiến binh nuôi rẻ. Nhờ tích cực làm ăn, cộng thêm sự giỏi giang của bà xã mua bán thêm, cả nhà 3 nhân khẩu, chi tiêu tiết kiệm, dần dần tích cóp vốn mua thêm đất sản xuất, hiện nay sở hữu 25 công đất ruộng và vườn. Tổng doanh thu hàng năm từ mô hình lúa - bò - măng Điền Trúc và cộng thêm mua bán nhỏ, tổng thu trên 700 triệu đồng/ năm, trừ chi phí, lợi nhuận tương đương 300 triệu đồng/năm.
Anh cho biết thêm: “Nhờ nuôi bò theo chương trình kết hợp lắp đặt Bioga sinh học, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường vừa dư nguồn ga sử dụng bếp ga trong sinh hoạt gia đình, anh đã tận dụng kéo đường dẩn cho nhà em ruột, kề bên cùng sử dụng ga, tiết kiệm hai gia đình mỗi tháng gần triệu đồng, riêng phần chất thải bỏ từ bồn bioga anh đem bón gốc cho tre Điền Trúc rất tốt và mau cho ra măng”. Ngoài ra nói về hiệu quả mô hình chăn nuôi bò rẻ, hiên nay nuôi bò vổ béo cho thu nhập cao, chủ yếu lấy công làm lời, bình quân nuôi 1 con bò vổ béo, nông dân có lời từ 1 triệu đồng trở lên /tháng, thời gian nuôi 8 - 10 tháng, thu lợi tương đương 8 -10 triệu đồng/ con, theo phương thức ăn chia 6/4, (người nuôi 6, chủ 4).
Không chỉ nêu gương NDSXKDG, vợ chồng anh Trần Quốc Toản còn tích cực tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa, xã hội từ thiện, chung tay xây dựng nông thôn mới. Như trong năm 2013 anh đã trích một phần lợi nhuận và tiền tiết kiệm trong chi tiêu gia đình, góp vào quỷ đền ơn đáp nghĩa của 4 ấp trong xã, mỗi ấp 1 triệu đồng, giúp cho mua xe chuyển bệnh xã nhà 5 triệu đồng, và xã Lê Chánh 5 triệu đồng mua xe chuyển bệnh. Bà con ở địa phương rất cảm phục về nghĩa cử, gương sáng, ý chí vượt khó, hình ảnh đẹp của "anh bộ đội cụ Hồ", anh thương binh Trần Quốc Toản, “tàn nhưng không phế", “nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi”. Năm 2012 vinh dự được Hội Nông dân tỉnh An Giang xét và đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng Khen, và đề nghị Hội Nông dân Việt Nam công nhận NDS KDG cấp trung ương.
Theo Hoinongdan
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn