14:20 EDT Thứ năm, 18/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bạc Liêu: mô hình nuôi cá lóc trong mùng lưới trên sông kết hợp cá trê vàng gặt cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao

Thứ năm - 06/03/2014 04:41
Hiện nay để tận dụng diện tích mặt nước sông đưa vào sản xuất thì một số người dân ở các xã Ninh Quới, Ninh Quới A, Vĩnh Thanh, Vĩnh Bình... của tỉnh Bạc Liêu đã phát triển mô hình nuôi “Cá lóc trong mùng lưới trên sông kết hợp cá trê vàng gặt ”. Đây có thể nói là một trong những mô hình nuôi trồng thủy sản hiệu quả như: Năng suất cao (cá lóc từ 600 - 800 kg/10m2, cá trê vàng gặt năng suất từ 100 - 150kg/10m2), vừa tiện lợi dễ làm, vừa tiết kiệm được chi phí thức ăn cho cá nuôi, tận dụng được thức ăn dư thừa, không những giúp cá không thất thoát mà còn giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường, phòng ngừa dịch bệnh trên cá nuôi và tăng thêm lợi nhuận để phát triển kinh tế hộ gia đình.

Với lợi thế luôn có nguồn nước ngọt ổn định trên sông quanh năm, một số người dân ở các xã này đã bố trí mùng xuống sông, rào lại từng khoảnh nhỏ để nuôi. Thông thường người nuôi chọn loại lưới xanh (lưới thái) sợi 3,6 ly, kích thước lỗ lưới khoảng 2,5 cm. Có thể thiết kế mùng lưới nuôi cá lóc gồm 2 phần: Phần mùng lưới bên ngoài là 1 cái mùng lưới lớn hình chữ nhật bao bọc rộng 20 - 30 m2 dùng để nuôi cá trê vàng gặt (có thể thả cá trê vàng gặt với mật độ 70 - 100 con/m2); còn phần phía trong mùng lưới có thể bố trí từ 2 - 3 cái mùng lưới nhỏ, mỗi cái rộng 8 - 10 m2 để nuôi cá lóc (cá lóc đầu vuông hoặc đầu nhím mật độ 150 - 200 con/m2). Tốt nhất nên thiết kế mùng nuôi đảm bảo mùng lưới phía bên ngoài rộng gấp 2 lần các mùng nhỏ nuôi cá lóc bên trong. Ở mô hình này mặc dù chi phí đầu tư mùng lưới cao hơn so với cách nuôi truyền thống nhưng lại có nhiều tiện lợi: Tránh cá lóc nuôi thất thoát, mùng lớn phía bên ngoài tận dụng nuôi được cá trê vàng gặt nên nâng cao thêm thu nhập cho hộ nuôi. Cá trê vàng gặt nuôi bên ngoài có thể tận dụng thức ăn dư thừa của cá lóc, làm sạch các chất bùn đáy lắng đọng phía dưới đáy và thành mùng lưới nuôi cá lóc nên hạn chế được vấn đề ô nhiễm nguồn nước trên sông rạch cũng như dịch bệnh cho cá nuôi. Từ đó giúp cá lóc nuôi lớn nhanh, nâng cao được năng suất và thu nhập.

 Anh Trần Văn Tuấn ngụ tại ấp Ninh Điền, xã Ninh Quới, huyện Hồng Dân một trong những người nuôi mô hình này thành công chia sẻ: Nuôi cá lóc trong mùng lưới trên sông kết hợp cá trê vàng gặt có thể nuôi 3 vụ/năm nếu như người nuôi chủ động được nguồn thức ăn. Song hiện nay do nguồn thức ăn có thể không đáp ứng đủ nhu cầu nên có thể nuôi theo 2 vụ: Vụ 1 từ tháng 4 - 5 âm lịch và thu hoạch khoảng tháng 7 - 8 âm lịch. Theo anh Tuấn, đây là thời vụ nuôi thích hợp nhất, nhiệt độ dịu mát, nguồn thức ăn dồi dào, dễ tìm, cá lại nhanh lớn. Vụ 2 bắt đầu thả nuôi từ tháng 8 - 9 âm lịch và thu hoạch vào khoảng tháng 12 - 01 âm lịch. Vào thời điểm này nguồn thức ăn cũng dễ kiếm. Đặc biệt là khi xuất bán vào thời điểm này cá sẽ có giá cao hơn những thời điểm khác trong năm. Nguồn thức ăn cho cá lóc chủ yếu là cá tạp, cá vụn, có thể bổ sung thêm thức ăn công nghiệp dạng viên nổi... Anh Tuấn cũng chia sẻ thêm trong mô hình nuôi này nên lấy công làm lời bằng hình thức bắt ốc bươu vàng cho cá ăn, vừa giảm chi phí thức ăn vừa làm giảm địch hại trên ruộng lúa. Với cách làm này mỗi mùng lưới có thể giảm được khoảng 2,5 - 3 triệu đồng tiền thức ăn. Bên cạnh đó một kinh nghiệm không thể bỏ qua đối với mô hình nuôi cá lóc kết hợp cá trê vàng gặt trong mùng lưới trên sông là việc bố trí mùng phải làm sao cho đáy mùng lưới phải cách đáy sông khoảng 0,5 m như vậy vừa giảm ô nhiễm cho đáy mùng, vừa hạn chế cua kẹp rách đáy có thể làm thất thoát cá, ngoài ra vì cá lóc có thể nhảy cao từ 1 - 1,2 m nên miệng mùng phải cao hơn mặt nước khoảng 1,5 m và phải may lưới phía trên để tránh chim bói cá ăn cá lúc mới thả giống, có thể che mát cho cá bằng cách bố trí tàu dừa bên trên mùng lưới.

 Tóm lại, mô hình nuôi cá lóc trong mùng lưới kết hợp cá trê vàng trên các tuyến sông nước ngọt đã giúp cho cuộc sống của nhiều gia đình nghèo ở tỉnh Bạc Liêu từng bước thoát nghèo, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân địa phương. Đây là mô hình nuôi không đòi hỏi vốn đầu tư cao nên phù hợp với mọi người dân có lòng đam mê phát triển kinh tế gia đình. Tuy nhiên, để có thể áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào mô hình nuôi này nhằm mang lại hiệu quả kinh tế và sản xuất bền vững thì bà con nông dân cần lưu ý một số vấn đề trong các khâu kỹ thuật như: Chọn nơi đặt mùng nuôi phải đảm bảo độ sâu tối thiểu 2 m, nguồn nước dồi dào, thông thoáng. Kỹ thuật bố trí mùng giống như giới thiệu ở phần trên của bài viết. Chọn cá lóc giống lồng 10 (kích cỡ từ 8 - 10 cm), mật độ 150 con/m2

 

Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bạc Liêu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 434

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 433


Hôm nayHôm nay : 58832

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 814422

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64800366