Thời gian làm việc vất vả, tiền lương ít ỏi khiến chàng thanh niên quyết định bỏ việc về quê xây dựng gia đình. Vốn liếng ban đầu được bố mẹ cho chỉ là vài sào ruộng. Vợ chồng anh tự dựng lều sinh sống.
Năm 2009, vợ anh sinh con đầu lòng, hoàn cảnh gia đình càng khó khăn hơn. Anh Phú quyết tâm chuyển ruộng cấy lúa trong 2 năm đầu sang mô hình nuôi cá rô phi đơn tính và cá giống. Đất mặn đồng chua, anh bồi thêm đất vào để trồng một số rau củ ngắn ngày. “Nói đến mở trại ở vùng chuyển đổi đất mặn đồng chua, ai cũng nghĩ là chuyện viển vông, xa vời. Ngay cả người nhà mình cũng băn khoăn, không biết vợ chồng trẻ có biết làm để trang trải cuộc sống” – anh Phú nhớ lại.
Năm 2010, vợ chồng anh Phú xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn thịt, lợn nái với diện tích 500m2, trang bị hệ thống quạt gió thông thoáng, máy lạnh hiện đại. Không may ngay khi chuyển đổi sang chăn nuôi, lợn bị dịch tai xanh. Hai đàn lợn nái đều bị dịch và phải tiêu hủy. “Lợn bị dịch, nhưng nhờ đàn cá mà gia đình gỡ gạc lại được ít vốn” - anh Phú chia sẻ.
Với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, trong vòng 6 năm chuyển sang mô hình nuôi cá, hiện nay, gia đình anh Phú đã có 5 mẫu đất nông nghiệp. Trại lợn của vợ chồng anh có trên 20 con lợn nái ngoại, còn lợn thịt luôn giữ ở mức trên 100 con. Mỗi năm, ao cá công nghiệp cho sản lượng hơn 10 tấn cá. Ngoài bán lợn thương phẩm, gia đình anh còn là đầu mối cung cấp con giống cho nhiều hộ khác trong và ngoài xã.
Số lượng ao nuôi cá rô phi tăng lên gần 3 mẫu đất mặt nước. Trừ chi phí đầu tư, mỗi năm vợ chồng anh Phú thu lãi hơn 200 triệu đồng từ bán lợn và cá.
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn