12:02 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Câu lạc bộ Cánh Hoa Dầu: Mỗi ngày sản xuất tới 2 tấn rau sạch

Chủ nhật - 16/04/2017 10:51
Nằm ẩn mình bên cạnh những tán rừng nguyên sinh thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai, vườn rau sạch của Câu lạc bộ (CLB) Cánh Hoa Dầu (ấp 7, xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu) mỗi tháng cung cấp khoảng 1,5-2 tấn rau sạch cho người dân địa phương.

Vườn rau sạch này được CLB Cánh Hoa Dầu bắt đầu triển khai thực hiện từ tháng 6-2016 với diện tích 2 ngàn m2, được trang bị các hạng mục: nhà lưới, hệ thống tưới tiết kiệm... CLB có 9 thành viên phụ trách vườn rau, trong đó có 5 người góp vốn, tham gia chính.

 cau lac bo canh hoa dau: moi ngay san xuat toi 2 tan rau sach hinh anh 1

Bà Nguyễn Thị Tuyến chăm sóc vườn rau sạch của Câu lạc bộ Cánh Hoa Dầu (ấp 7, xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu).

Có sức người, sỏi đá cũng thành… rau

Trước đây, khu đất từng là nơi làm việc của Lâm trường Mã Ðà (sau này Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai tiếp nhận và quản lý) đã bỏ hoang nhiều năm. Thấy khu đất um tùm cỏ dại rất lãng phí, CLB Cánh Hoa Dầu đã đề nghị sử dụng khu đất này làm nhà sinh hoạt cộng đồng ở phía trước, phần đất rộng phía sau triển khai mô hình trồng rau sạch. Ðề xuất này được Ban giám đốc Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai chấp thuận và hỗ trợ một phần kinh phí thực hiện. Tổng vốn ban đầu của vườn rau là 63 triệu đồng.

Thời gian đầu triển khai, vườn rau gặp rất nhiều khó khăn. Đầu tiên là đất ở khu vực này đã cằn cỗi, nhiều sỏi, đá khiến cho rau trồng lên luống nào là héo dần luống đó vì thiếu chất dinh dưỡng. Đất cằn đến nỗi cây khoai mì, cây tràm cũng khó phát triển. Các thành viên phải mất gần 3 tháng để cải tạo đất trồng bằng cách mua đất nơi khác rải lên mặt luống rau rồi bổ sung thêm các loại phân hữu cơ giúp đất tơi xốp. Dần dần, rau bắt đầu tươi tốt và cho thu hoạch.

“Các thành viên đã dành rất nhiều tâm huyết và công sức thực hiện vườn rau. Bên cạnh đó, Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai, chính quyền địa phương và Phòng Nông nghiệp - phát triển nông thôn huyện luôn tạo điều kiện, có nhiều hỗ trợ cho mô hình hoạt động. Rau ở đây được trồng theo tiêu chuẩn an toàn, không sử dụng phân hóa học mà chỉ sử dụng phân hữu cơ, các loại thuốc vi sinh với liều lượng, thời gian cho phép. Rau khá đa dạng về chủng loại, như: rau bí, rau dền, rau muống, rau cải, mùng tơi...” - bà Nguyễn Thị Tuyến, Tổ trưởng Tổ sản xuất rau của CLB, chia sẻ.

 cau lac bo canh hoa dau: moi ngay san xuat toi 2 tan rau sach hinh anh 2

Mảnh đất vốn cằn cỗi giờ đã biến thành vườn rau xanh mắt 

Tuy nhiên, niềm vui khi rau cho thu hoạch ổn định chưa qua thì khó khăn trong khâu tìm nguồn tiêu thụ đã tới vì sản phẩm còn mới, người dân chưa biết đến nhiều. Do đó, các thành viên đã tự phân chia nhau dậy sớm chở rau ra chợ bán. CLB còn tích cực liên hệ với doanh nghiệp, trường học, người dân tại địa phương để mở rộng nguồn tiêu thụ. Ngoài ra, Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai cũng có nhiều hoạt động quảng bá, đưa khách du lịch đến tham quan và mua rau sạch. Từ đó, lượng rau được bán ngày càng ổn định.

“Nhờ vườn rau, tôi có thêm công việc khi nhàn rỗi. Hơn nữa, các thành viên trong tổ sản xuất ở độ tuổi U.50, U.60 nên việc trồng rau vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa giúp chúng tôi có thêm niềm vui, có dịp trò chuyện và chia sẻ với nhau” - ông Nguyễn Văn Vàng (ở ấp 7, xã Mã Đà) tâm sự.

Sẽ nhân rộng mô hình

Theo ông Phan Thanh Luyện, Trưởng ấp 7, kiêm Chủ nhiệm CLB Cánh Hoa Dầu, rau được trồng ở CLB chủ yếu cung cấp cho người dân ở các xã Mã Đà, Phú Lý, một số trạm kiểm lâm và trường mầm non trên địa bàn. Mô hình đang phát triển tốt, rau cho thu hoạch đều đặn. CLB sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp kỹ thuật, đảm bảo sản xuất rau sạch, đúng quy trình và lập kế hoạch mở rộng vườn rau lên khoảng 8 ngàn m2 trong tương lai.

Đây cũng là mô hình điểm về xây dựng, phát triển những vườn rau sạch của các CLB xanh thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai. “Hiện tại, 3-4 CLB xanh cũng đang có kế hoạch thành lập vườn rau an toàn tương tự. Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai sẽ tiếp tục đầu tư cho vườn rau này nói riêng và nhân rộng mô hình với nhiều CLB xanh khác. Đồng thời, khi lượng rau ổn định, đảm bảo cung cấp thường xuyên, Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai sẽ kết nối với các đơn vị tiêu thụ, cung cấp rau sạch vào các khu công nghiệp để giúp người dân có đầu ra lâu dài, ổn định và hướng tới xây dựng, gắn mác thương hiệu riêng cho sản phẩm rau sạch của Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai” - bà Đinh Thị Lan Hương, Giám đốc Trung tâm sinh thái - văn hóa - lịch sử Chiến khu Đ (thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai), cho biết.

Những câu lạc bộ xanh

CLB Cánh Hoa Dầu là một trong 9 CLB xanh đã được Ban giám đốc Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai thành lập nhằm tạo mối liên hệ giữa Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa với người dân đang sinh sống, lao động trong vùng đệm, vùng lõi của rừng nguyên sinh. Tên của các CLB xanh được đặt theo tên các loại cây, loại hoa hay con vật đặc trưng, gắn bó với người dân địa phương, như: Cánh Hoa Dầu, Bằng Lăng Tím, Voi Con Tinh Nghịch, Mèo Rừng…

Hàng năm, các CLB xanh thực hiện các chuyên đề tuyên truyền như: quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, nguồn lợi thủy sản… Đến nay, các CLB xanh không ngừng phát triển trên địa bàn các xã: Mã Đà, Phú Lý, Hiếu Liêm (huyện Vĩnh Cửu) và các xã: Phú Cường, La Ngà (huyện Định Quán) với hơn 300 tình nguyện viên. Sắp tới, Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai dự kiến thành lập thêm 3 CLB xanh.

Theo Hải Quân (Báo Đồng Nai)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 285


Hôm nayHôm nay : 79803

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1138253

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71365568