09:30 EDT Thứ hai, 06/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chàng trai Cơ Tu làm giàu trên núi

Thứ ba - 24/02/2015 20:00
Nói về trang trại trên núi của Alăng Rưi, Bí thư Huyện ủy Tây Giang Briu Liếc tự hào giới thiệu: “Đây là mô hình làm giàu duy nhất, điển hình nhất của xứ Tây Giang đến thời điểm này”.

50km, chúng tôi đến làng K’noonh 3, nơi gia đình Alăng Rưi sinh sống. Trang trại của Rưi nằm giáp biên giới Việt - Lào, cũng rất khó khăn chúng tôi mới tới được đó. Trang trại - là một cái chòi trơ trọi giữa rừng! Chưa kịp xong thất vọng, tôi nghe có tiếng kẻng giục. Bất ngờ cả một đàn bò đông đảo ở tứ phía chui rừng hối hả chạy về. Tiếng kẻng càng nhanh, càng thúc giục lũ bò. Năm con, mười con, mười lăm con… “Còn nữa anh ạ, nhiều con đi ăn xa, chiều tối mới về. Chính xác là hai mươi mốt con”. Vừa nói, ALăng Rưi vừa lấy can nước muối pha sẵn cất trong chòi đem ra rưới đều lên tấm ván cho lũ bò tha hồ liếm. Đã trở thành một thói quen, khi nghe tiếng kẻng thì lũ bò dù có đi ăn ở đâu cũng tức tốc quay về để thưởng thức món khoái khẩu này. Và đây cũng là cách thức quản lý đàn bò của ALăng Rưi giữa núi rừng mênh mông. Trang trại của Rưi rộng bao nhiêu, không thể trả lời bằng con số chính xác, ALăng Rưi chỉ tay về đỉnh núi: “Đỉnh núi kia giáp với thôn Ch’noóc của xã Ch’Ơm là ranh giới trang trại của em và kéo dài theo con suối K’ool đến sát con đường mình đi lên đây”. Trong khi tôi ngớ người ra thì Phó Chủ tịch UBND xã TờNgol Tờ tiếp lời: “Xã đang làm thủ tục cấp đất cho anh Alăng Rưi, nhưng cán bộ địa chính xã không thể làm được, phải nhờ huyện giúp, nhưng chưa xong nên chưa có số liệu cụ thể. Đây là trang trại đầu tiên và duy nhất của xã A Xan nói riêng và khu 7 nói chung nên xã chưa có kinh nghiệm quản lý”.

Làm giàu từ… một con gà

Alăng Rưi sinh năm 1983 trong gia đình nghèo ở thôn K’noonh 3, thuộc xã A Xan. Gia đình quá đông anh em nên Rưi chỉ học hết lớp 3. Mười lăm tuổi, Rưi bắt đầu “làm ăn”. Ai thuê gì làm nấy, từ lên rừng làm rẫy, chẻ củi đến sửa nhà, dọn dẹp… Công lao động đầu tiên mà Rưi được trả là 1 con gà. Tích lũy dần từ những ngày tháng cặm cụi, Alăng Rưi có cả đàn gà. Alăng Rưi kể: “Một năm đi làm có hơn 100 con gà thì em nghĩ đến con bò và em đã đem 60 con gà đổi lấy một con bò”. Cần mẫn lao động nên số gà và bò tăng dần và năm 2000 Alăng Rưi bắt đầu lập trang trại. Khi ấy Alăng Rưi mới có 17 tuổi.

Alăng Rưi gõ kẻng gọi bò.
Alăng Rưi gõ kẻng gọi bò.

 “Bây giờ gọi là trang trại, nhưng khi ấy không gọi thế đâu. Em bỏ ra mấy ngày để đi tìm khu đất bằng phẳng và có nhiều cỏ để có thể nuôi bò, gà và em đã tìm được chỗ trên đồi Tờ Dui này. Em chặt cây, làm một cái nhà nhỏ và đưa hết số gà, bò đang nuôi ở nhà lên đây. Em không đi làm thuê nữa và dành hết thời gian để chăm sóc cho lũ bò, gà và tận dụng nguồn nước suối Kool để đào ao thả cá”.

Công việc làm ăn đang thuận lợi thì vào năm 2004 Alăng Rưi phải tạm gác lại để lên đường nhập ngũ, để lại toàn bộ gia sản gây dựng được cho cha mẹ trông coi. Nhưng các cụ không đảm đương nổi. “Khu chăn nuôi này ở xa nhà quá, cha mẹ không thể lên đây hằng ngày và hồi đó em không đủ tiền để thuê người trông coi, nên đành phải bán hết thôi” - Alăng Rưi tâm sự.

Hai năm trong quân ngũ chính là thời gian giúp ích cho Alăng Rưi rất nhiều trong việc đầu tư kiến thức chăn nuôi, làm rừng. Ngoài nghĩa vụ người lính, Rưi dành nhiều thời gian học hỏi cách thức phát triển trang trại ở vùng núi cao như ở quê hương mình. Những sách báo, các chương trình phát thanh, truyền hình… liên quan vấn đề này Alăng Rưi đều chăm chú theo dõi. “Xem tivi thấy người ta làm trang trại chăn nuôi, em thích lắm. Khi ra quân em quyết phải làm lại trang trại có nhiều bò, dê, cá…hơn” - Alăng Rưi nở nụ cười tươi sau những giây phút trải lòng.

Xuất khẩu bò

Để biến quyết tâm thành hiện thực, sau ngày xuất ngũ Alăng Rưi dùng nguồn vốn dành dụm lâu nay để mua bò rồi dắt sang tận bản Tà Vàng ở huyện Kà Lừm, tỉnh Sê Kông (Lào) đổi hai ba con bò nhỏ đem về chăm nuôi. Trang trại của Alăng Rưi ngày một phát triển, vào giai đoạn cao điểm có đến hơn 50 con bò, 70 con dê, 200 con heo rừng và heo địa phương… đó là chưa kể đàn gà mấy trăm con và vài ao cá. Toàn bộ sản phẩm này đã đem lại thu nhập bình quân hằng năm khoảng 100 triệu đồng. Một nguồn thu nhập chưa bao giờ có trên đất khu 7 này. Để công việc trôi chảy, Rưi thường xuyên thuê 3 - 5 người phụ giúp, có lúc cao điểm phải thuê cả chục người, nuôi ăn và trả lương 1,5 - 2 triệu đồng/tháng. Trang trại cung cấp thực phẩm cho 4 xã khu 7: Tr’Hy, A Xan, Ga Ri, Ch’Ơm và xuất bán sang Lào. Bò được mang qua Lào khỏe mạnh, không dịch bệnh, giá cả phải chăng, 6 - 7 triệu đồng/con nên hầu như đợt nào cũng bán hết. “Bà con bên huyện Kà Lừm cũng là người Cơ Tu mình nên rất gần gũi. Em phải giữ uy tín để còn làm ăn lâu dài. Ngoài những con bò ra, em còn mang đồ ăn, muối, mì chính để đổi lấy gà” - Rưi chia sẻ.
Tuy nhiên công việc làm ăn của Alăng Rưi không phải lúc nào cũng thuận lợi. “Có năm hàng chục con dê lăn ra chết. Lúc đó em buồn ghê lắm, nhìn đàn dê cứ chết dần mà xót, không còn muốn ăn uống gì, nhưng cũng chẳng biết hỏi ai có kinh nghiệm trị bệnh cho dê” - Alăng Rưi kể. Chuyện đau lòng này càng thúc giục Alăng Rưi tìm hiểu cách trị bệnh cho gia súc, gia cầm và đến bây giờ ông chủ trẻ kiêm luôn công tác thú y ở trang trại của mình. “Anh Alăng Rưi không chỉ biết phòng bệnh, trị bệnh cho đàn bò, đàn dê của mình mà còn đi giúp cho nhiều người ở trong thôn, trong xã khi heo, bò bị dịch” - Phó Chủ tịch UBND xã Tờ Ngol Tờ thừa nhận.

Trên đường về, Alăng Rưi tâm sự: “Vì nghèo mà em chỉ học đến lớp 3. Vì vậy em cố gắng cho mấy đứa em ăn học. Bây giờ chúng đang học cao đẳng, trung cấp ở Tam Kỳ. Em muốn chúng học nhiều hơn và học xong không cần đi đâu, về lại quê mình làm ăn”.

Trong bữa cơm tối với Bí thư Huyện ủy Tây Giang - ông Briu Liếc, chúng tôi tỏ vẻ thán phục khát vọng làm giàu trên đỉnh núi của chàng trai trẻ Alăng Rưi. Bí thư Bhriu Liếc cười mãn nguyện và trải lòng đầy vẻ tự hào: “Alăng Rưi là vốn quý của xứ Tây Giang này. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Tây Giang tự hào về cậu ấy. Nếu có điều kiện huyện sẽ tổ chức nhân rộng mô hình làm giàu của Alăng Rưi khắp núi rừng Tây Giang này”.

PHƯƠNG NGHỊ

Theo Báo Quảng Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 120

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 118


Hôm nayHôm nay : 41777

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 336759

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60658716