15:44 EDT Chủ nhật, 19/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cơi ngơi bạc tỷ của nông dân U60

Thứ sáu - 07/10/2016 03:22
Từ nghèo khó, bà Lê Thị Kim Liên (thôn 17, xã Nhân Cơ, huyện Đăk R’Lấp, Đăk Nông) đã có cơ ngơi bạc tỷ. Bí quyết của nông dân U60 này chính là mô hình đa canh, đa con để sẵn sàng “đối mặt” với bấp bênh của thị trường nông sản.

Hơn 20 năm trước, do cuộc sống khó khăn, vợ chồng bà Liên dắt 6 đứa con lên Tây Nguyên mua 2ha đất lập nghiệp. Bước đầu vợ chồng bà  trồng bắp, tỉa đậu để lo cái ăn trước mắt cho gia đình. “Nhưng để tính kế lâu dài, vợ chồng phải gom góp từng chút một lấy tiền trồng cà phê. Phải mất gần 10 năm chấp nhận cuộc sống kham khổ, tôi mới gầy dựng được 2ha cà phê”- bà Liên kể.

 coi ngoi bac ty cua nong dan u60 hinh anh 1

Bà Lê Thị Kim Liên bên vườn tiêu canh tác theo hướng sinh thái, bền vững, giá trị sản phẩm tăng thêm từ 20-30%. Ảnh: D.H

Khi cà phê bắt đầu cho thu hoạch, không ngờ cũng thời điểm đó, giá cà phê liên tục sụt giảm, cái nghèo vẫn bám riết vợ chồng bà Liên. Không nản lòng, vợ chồng bà tiếp tục gom góp mở mang diện tích, trồng thêm nhiều loại cây khác. Phải thêm 10 năm nữa, cuộc sống của gia đình bà Liên mới thực sự sang trang.

Bà Liên cho biết, để ứng phó với thị trường nông sản bấp bênh, sau thất bại từ niên vụ cà phê đầu tiên, vợ chồng bà đã nghĩ đến giải pháp đa cây, đa con. Trong vườn cà phê, bà trồng thêm tiêu, tích tụ thêm đất trồng cây ăn trái, cao su, điều, sử dụng diện tích ao hồ nuôi cá, trồng cỏ nuôi bò... Với cách làm này, dù giá cả 1 nông sản nào đó có sụt giảm bà đã có sẵn nguồn lợi từ cây, con khác.

Với mô hình trên, mỗi năm gia đình bà Liên thu lãi 2 tỷ đồng. Khoảng 5 năm trở lại đây, để tăng thêm thu nhập, bà Liên đã bắt đầu chuyển hướng làm ăn, canh tác nông sản sạch. Bà Liên cho biết, việc áp dụng mô hình sản xuất mới này đã giúp gia đình giảm bớt được chi phí đầu tư nhưng lại tăng được giá trị sản phẩm; bệnh dịch, nhất là trên cây tiêu hạn chế một cách tối đa.

Năm 2014, sản phẩm tiêu sinh thái của bà đã được cấp chứng chỉ tiêu sinh thái theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Hiện sản phẩm tiêu của bà Liên đã được 1 doanh nghiệp nước ngoài thu mua toàn bộ với giá trị cao hơn thị trường 20-30%. Từ thành công của gia đình, bà Liên đang làm các thủ tục để tập hợp hội viên, nông dân thành lập hợp tác xã sản xuất tiêu sinh học.

Theo Dân Việt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 206


Hôm nayHôm nay : 70165

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1037605

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61359562