15:01 EDT Chủ nhật, 19/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Quảng Nam: Hướng đi mới nuôi cá chình trong bể xi măng

Thứ hai - 03/10/2016 22:06
- Đây là mô hình còn khá mới mẻ tại Quảng Nam và đang trong giai đoạn thử nghiệm. Tuy nhiên, với những thành công ban đầu từ mô hình của anh Trần Văn Tin, thôn Sâm Linh Đông, xã Tam Quang, huyện Núi Thành phần nào mở ra triển vọng mới cho ngành thủy sản địa phương.

Là ngư dân vùng biển, anh Trần Văn Tin, sau nhiều năm lênh đênh sóng gió đã quyết định đầu tư nuôi trồng thủy sản. Mất một thời gian tìm hiểu, tham quan, học hỏi kinh nghiệm từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III, anh Tin tích góp, vay mượn đầu tư nuôi cá chình trong bể xi măng và trở thành mô hình đầu tiên tại Quảng Nam. Được biết cá chình chủ yếu lấy giống từ tự nhiên, chưa sinh sản nhân tạo thành công ở nước ta, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III đã ươm nuôi thành công từ những ấu trùng, con giống nhỏ ngoài tự nhiên.

Cá trình dễ nuôi, có thể đạt trọng lượng 1,5 - 2 kg/con

Trên cơ sở tận dụng bể nuôi ba ba trước đó, anh Tin sửa sang với tổng diện tích 200 m2 chia làm 3 bể thả nuôi 20 kg giống cá chình, trọng lượng 0,5 g/con. Bể nuôi được rào bằng lưới phía trên bể, tạo không khí thoáng mát cho cá, dưới mỗi bể có hệ thống sàn ngủ, được anh đặt bằng các ống nhựa kê cao.

Cá chình là loại dễ nuôi, ít bệnh, loại giống 20 con/kg có thể đạt trọng lượng 1,5 - 2 kg/con sau một năm nuôi thương phẩm. Tuy nhiên, đối tượng này đòi hỏi phải được chăm sóc theo một quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt. Cá cần đảm bảo về nguồn nước, độ pH khoảng 7,6. Cá có thể thích ứng rộng với độ mặn, do vậy, nuôi ở vùng biển rất có lợi. Cách khoảng 5 ngày, anh Tin lại thay nước cho cá, đảm bảo độ trong của nước ở mức 40%. Việc cho cá ăn cũng có nhiều đặc biệt, cá thường ngủ ban ngày, ăn ban đêm. Thời gian khoảng 7 giờ tối, anh cho ăn một lần, đến nữa đêm lại cho ăn thêm lần nữa đảm bảo dưỡng chất cho cá. “Mỗi lần thay nước, cá chình thường bỏ ăn vài bữa nên khi nuôi cá phải tránh động nước, tránh người lạ vào xuống bể nuôi. Nuôi sau 6 tháng, cá cần được tách đàn, chia đều các ao nuôi, đảm bảo 5 con cá/m2, anh Tin chia sẻ.

Đối với thức ăn cho cá, anh Tin lấy thức ăn công nghiệp của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III, ngoài ra, ở vùng biển, anh tận dụng nguồn thức ăn từ cá tạp cho cá ăn thêm. Mặc dù, là ít bệnh nhưng cá chình thỉnh thoảng vẫn mắc bệnh đường ruột do vậy anh Tin thường mua thêm thuốc kháng sinh phòng bệnh trộn vào thức ăn cho cá.

Mô hình nuôi cá chình trong bể xi măng chỉ mới được anh Tin nuôi nhưng cá đạt chất lượng tốt, trọng lượng 1 kg sau 1 năm nuôi, nếu chăm sóc kỹ và nuôi theo hướng công nghiệp, khoảng 7 tháng có thể xuất bán. Cá chình có giá tương đối cao và ổn định về thị trường, người nuôi đỡ lo lắng về bấp bênh giá cả. Hiện, cá chình có giá 400.000 - 500.000 đồng/kg, nếu bán tại các nhà hàng mức giá cao nhất có thể đến 1 triệu đồng/kg.

Nguyễn Trang/thủy sản việt nam
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 199

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 198


Hôm nayHôm nay : 70165

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1035707

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61357664