20:55 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cử nhân kinh tế đi nuôi lươn

Thứ năm - 27/02/2014 02:46
Vốn đầu tư không lớn, lại mang về hiệu quả kinh tế cao, nhiều nông dân ở TP HCM, Bình Dương đã quyết định đến với nghề nuôi lươn trong bể bê tông, thu về cả trăm triệu đồng mỗi vụ.

Tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế TP HCM và từng có thời gian hăng say kinh doanh chứng khoán, bất động sản, nhưng khi hai thị trường này không còn "hái ra tiền" do suy thoái kinh tế, anh Nguyễn Văn Hoàng (35 tuổi) quyết định chuyển hướng sang một ngành nghề hoàn toàn mới lạ với dân thành thị, đó là nuôi lươn trong bể bê tông.

"Nhìn vốn liếng ngày càng cạn dần, tôi quyết định phải tìm một mô hình kinh doanh khác ít rủi ro và bền vững hơn", anh Hoàng chia sẻ. Trong một lần tình cờ tham gia diễn đàn dành cho các nhà đầu tư, anh phát hiện ra nghề nuôi lươn đang rất phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long cho lợi nhuận cao, sẵn máu kinh doanh trong người, anh quyết tâm dành thời gian tìm hiểu.

luon-1313-1393357125.jpg

Khâu khó nhất của trong việc nuôi lươn là chọn giống. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Sau nhiều tuần nghiên cứu về kỹ thuật, ích lợi từ việc nuôi lươn, anh Hoàng chắc chắn "nuôi lươn chính là nghề hái ra tiền". Sẵn có mảnh đất bỏ không do chưa tìm được người mua ở Phường Thạnh Lộc, Quận 12, anh nung nấu ý định làm giàu với con lươn.

Ban đầu, anh cũng bị nhiều người thân, bạn bè ra sức can ngăn do "mình là dân kinh tế, không biết gì về kỹ thuật nuôi trồng thì rủi ro rất cao", nhưng sau khi trải qua thất bại nhiều lần, anh vẫn quyết tâm với ý tưởng kinh doanh này. Năm 2012, anh Hoàng đã liên hệ với một số trại giống, trung tâm thủy sản An Giang để thăm quan, học hỏi kinh nghiệm. Sau khi nắm vững kỹ thuật, đến cuối năm, anh bắt tay vào xây bể lươn đầu tiên với diện tích 6m2. Ban đầu, anh nuôi một ít để rút kinh nghiệm, sau thấy khả quan anh mạnh dạn đầu tư xây khoảng 20 bể. Ước tính, tổng tiền giống và công xây dựng trang trại đạt khoảng 300 triệu đồng.

Theo anh Hoàng, chọn giống chính là khâu quan trọng nhất trong quá trình nuôi. Lươn giống phải khoẻ mạnh, kích cỡ đồng đều, lưng có màu vàng sẫm, chấm đen, bơi lội nhanh nhẹn, không xây sát, thương tổn, mất nhớt. Việc xây bể và làm đường ống cũng phải cận thận để tiện cho việc thay nước, chăm sóc. Bên cạnh đó, vị cử nhân kinh tế này cũng chủ động tìm đối tác để tiêu thụ lươn nội địa và xuất khẩu.

Kết quả là sau 6 tháng, đàn lươn thịt đầu tiên được thu hoạch, sản lượng khoảng 8 tấn, theo giá lươn trên thị trường khoảng 160.000 đồng/kg, anh Hoàng thu về hơn trăm triệu đồng tiền lãi. Sau một năm triển khai, đến nay trang trại còn tiến hành cung cấp lươn giống cho các hộ nông dân và có kế hoạch mở rộng thêm số bể. "Ước mơ của tôi là có thể phục vụ cả khâu chế biến, thông qua mở cửa hàng lươn chiên giòn", anh Hoàng bày tỏ.

luon-02-3000-1393381539.jpg

Anh Nguyễn Văn Hoàng mong làm giàu với mô hình nuôi lươn trong bể bê tông. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Phạm Thanh Sơn - sinh viên khoa kỹ thuật hóa học của một trường đại học tại TP HCM cũng chia sẻ đang khởi nghiệp từ nghề nuôi lươn không bùn. "Nuôi lươn không khó, quan trọng là chịu khó học hỏi về công nghệ và kỹ thuật. Công việc này cho mình nhưng trải nghiệm mà những công việc bình thường như gia sư, bán hàng không có được và sẽ giúp ích lớn cho cuộc sống sau này", Sơn tâm sự.

Tự mày mò kỹ thuật nuôi lươn qua sách báo và các diễn đàn trên mạng, giữa năm 2013, với số vốn khoảng 40 triệu đồng của bản thân và bố mẹ hỗ trợ, Sơn cùng gia đình xây 2 bể lươn tại quê nhà Bình Dương. Trong những ngày đầu, cậu sinh viên này đi đi về về giữa hai nơi để trông coi việc xây bể và thả lươn giống, khi công việc dần ổn định, mọi việc được Sơn giao lại cho người thân trong gia đình và chỉ về khi có chuyện đột xuất hoặc được nghỉ học tại trường.

Hiện Sơn đang chờ đón lứa lươn đầu tiên, song cậu chia sẻ khó nhất vẫn là tìm đầu ra. "Khoảng tháng nữa lứa lươn của mình mới xuất, nhưng từ bây giờ mình đã liên hệ trước với một số đầu mối thu mua. Phải tự chủ động đầu ra thôi", Sơn hy vọng.

Tại Việt Nam, lươn là loài thủy sản phổ biến. Thịt ngon, bổ nên được người dân trong nước rất ưa chuộng, đặc biệt, lươn cũng là mặt hàng xuất khẩu được nhiều nước ưa thích, nhất là thị trường Trung Quốc. Để đáp ứng nhu cầu về lươn thương phẩm ngày càng tăng, phong trào nuôi lươn phát triển rất mạnh ở nhiều địa phương trong cả nước.

Ban đầu, người nông dân thường chọn kiểu nuôi truyền thống là trong bùn đất, nhưng mô hình này dần bộc lộ một số hạn chế như lươn chui rúc trong bùn nên khó theo dõi số lượng, tốc độ tăng trưởng, khả năng bắt mồi, dịch bệnh…để có thể có những biện pháp xử lý kịp thời. Do vậy, nhiều hộ dân đã chuyển sang nuôi lươn không bùn, được các nhà khoa học đánh giá cho hiệu quả cao gấp 5 - 6 lần, phù hợp với nhu cầu tiêu thụ lươn sạch.

Nguồn: vnexpress.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 300


Hôm nayHôm nay : 57609

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1000531

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71227846