18:25 EDT Thứ sáu, 19/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đa dạng các mô hình hỗ trợ nông dân

Thứ năm - 23/08/2018 20:29
Mở các lớp dạy nghề nông nghiệp (NN) kết hợp vay vốn; tổ chức nhiều chuyến tham quan, học tập kinh nghiệm, tận tình tư vấn giúp nông dân (ND) nắm bắt kỹ thuật canh tác; tạo điều kiện cho bà con tiếp cận nguồn vốn ưu đãi... Đây là những cách làm hay và mang lại hiệu quả thiết thực của các cấp hội ND trên địa bàn TP. Long Xuyên, giúp bà con tăng thu nhập trên cùng đơn vị diện tích đất.

“Trợ lực” để phát triển kinh tế

Thời gian qua, từ nguồn quỹ “Hỗ trợ ND”, hàng trăm hộ ND trên địa bàn TP. Long Xuyên đã tiếp cận được nguồn vốn, tham gia các mô hình, dự án, có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất (SX) và nhân rộng các mô hình kinh tế.

Theo ông Võ Văn Nghĩa, Phó Chủ tịch Hội ND TP. Long Xuyên, từ năm 2013 đến nay, nguồn quỹ “Hỗ trợ ND” đã giúp trên 300 lượt hộ ND vay vốn, với số tiền từ 10 - 50 triệu đồng/hộ, tùy mô hình.

Điển hình, ND tham gia các Tổ hợp tác SX lúa Nhật phường Mỹ Hòa, Tổ trồng xoài cát Chu xã Mỹ Hòa Hưng, Tổ SX rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP ấp Mỹ An 2… đều được tiếp cận nguồn quỹ “Hỗ trợ ND”.

Tuy số tiền vay không nhiều nhưng rất có ý nghĩa đối với các mô hình SX của bà con, nhất là những hộ thiếu vốn, ít kinh nghiệm.

Thông qua việc giới thiệu và hỗ trợ vay vốn từ nguồn quỹ “Hỗ trợ ND”, Hội ND các phường, xã trên địa bàn thành phố đều có dự án vận động hội viên nâng cao quy mô SX hàng hóa, phát triển ngành nghề, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Đồng thời, từ nguồn quỹ “Hỗ trợ ND” đã tạo việc làm, tăng thu nhập, thúc đẩy việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào SXNN, khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương.

Ban đầu, ở khóm Long Hưng 2 (phường Mỹ Thới) chỉ có vài hộ nuôi lươn trong bể lót cao su, nhưng sau thấy được hiệu quả thì mô hình bắt đầu được nhân rộng và phát triển mạnh.

Chi hội trưởng ND khóm Long Hưng 2 Bùi Hữu Đức cho biết, với các hộ nuôi lươn ở địa phương, nguồn vốn vay của quỹ “Hỗ trợ ND” đã mang lại hiệu quả thiết thực.

“Trước đó, 20 hộ nuôi lươn trên địa bàn đã được tiếp cận vay vốn từ quỹ “Hỗ trợ ND” với số tiền 400 triệu đồng. Sau khi làm ăn hiệu quả, năm 2017, tiếp tục được vay lại trên 500 triệu đồng để đầu tư mở rộng mô hình”- ông Đức thông tin.

Hiện nay, thấy được hiệu quả, ND ở các phường: Mỹ Quý, Mỹ Phước, Mỹ Hòa và xã Mỹ Hòa Hưng… đã bắt tay vào phát triển mô hình.

Riêng khóm Long Hưng 2 đã phát triển thêm được 1 Tổ nuôi lươn theo hướng VietGAP với 27 thành viên và được hướng dẫn kỹ thuật nuôi, bao tiêu sản phẩm với giá cao hơn thị trường 15%.

Nhiều hình thức hỗ trợ

Ngoài nguồn quỹ “Hỗ trợ ND”, Hội ND các phường, xã trên địa bàn thành phố đã giới thiệu cho 78 ND vay vốn từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên 33 tỷ đồng để mua máy cày, máy xới, máy gặt đập liên hợp… và được hỗ trợ lãi suất bằng 0% trong thời gian 2 năm đầu.

Bên cạnh đó, hàng năm đều tổ chức đi tham quan các mô hình NN, đặc biệt là NN ứng dụng công nghệ cao ở các tỉnh, thành phố trong cả nước. Điển hình, đi tham quan các mô hình trồng rau quả trong nhà lưới, rau thủy canh ở Lâm Đồng, các mô hình du lịch NN ở Tiền Giang…

Khi tham gia SX hàng hóa, ND không chỉ khó khăn về nguồn vốn, mà còn khó khăn trong tiếp cận các chính sách hỗ trợ, kỹ thuật mới. Vì vậy, các cấp hội ND từ thành phố đến cơ sở thường xuyên kết hợp Trung tâm Dạy nghề Hội ND tỉnh, mở các lớp dạy nghề cho hội viên như: chăn nuôi gia cầm trên đệm lót sinh học, nuôi heo an toàn sinh học, kỹ thuật làm vườn và chăm sóc cây ăn trái…

“Thông qua những lớp dạy nghề, không chỉ giúp ND tiếp cận kỹ thuật mới mà còn giúp bà con dần thay đổi nhận thức trong canh tác để phù hợp hơn với sự phát triển hiện nay.

Sản lượng, năng suất tăng, tạo ra được nông sản an toàn, thân thiện với môi trường, đặc biệt ND ngày nay đã chủ động liên kết lại với nhau để cùng phát triển, nâng cao giá trị sản phẩm làm ra” - ông Nghĩa giải thích.

Nguồn: http://baoangiang.com.vn

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 416


Hôm nayHôm nay : 43896

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 866838

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64852782