17:35 EDT Thứ sáu, 03/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đáng nể một trí thức trẻ về quê lập nghiệp làm giàu từ nuôi bò và trùn quế

Thứ ba - 13/03/2018 22:28
Tốt nghiệp đại học ngành môi trường, Tâm không nộp đơn xin việc đến các nhà tuyển dụng mà về quê để khởi nghiệp với nghề nuôi trùn quế và sản xuất phân vi sinh, tạo lối đi cho riêng mình.
10-11-14_h1
Trại bò kết hợp với trùn quế là nguồn nguyên liệu để Tâm làm phân hữu cơ vi sinh

Bước đầu thành công với mô hình nuôi trùn quế, sản xuất phân vi sinh, Mai Thế Tâm (24 tuổi) ở ấp Bưng Trang, xã Tiến Thành, thị xã Đồng Xoài trở thành điển hình trí thức trẻ về quê lập nghiệp ở Bình Phước hiện nay.  

Kết hợp bò và trùn quế

Trang trại của Tâm được ngay tại khu vườn của gia đình. Ban đầu Tâm xây dựng một chuồng rộng rãi để đủ nuôi 21 con bò. Câu chuyện chàng kỹ sư môi trường về chăn bò có vẻ lạ với chính cả ba mẹ của Tâm.

“Khi khởi đầu ý định này, ba mẹ em rất ngỡ ngàng, tưởng như nghe nhầm. Sau khi nghe em giải thích, thuyết phục vài lần ba mẹ em mới đồng ý, nhưng trong lòng còn nhiều băn khoăn lo lắng. Tuy vậy ba mẹ em cũng vẫn âm thầm động viên ủng hộ em hết lòng”.

Bật mí một hồi, Tâm cho biết, kế hoạch chính của mình không phải để nuôi bò, mà dùng bò để tạo dựng nên một trang trại khác đó là trùn quế và phân vi sinh. Theo Tâm, đây là hai “món hàng” thị trường đang khá ưa chuộng.

Song song với việc xây chuồng nuôi bò, Mai Thế Tâm đã đầu tư xây dựng ba trại nuôi trùn quế với diện tích nhà nuôi khoảng 300m2. Hiện tại Tâm đã đưa 2 trại trùn vào chăn nuôi. Hai trại này cho thu hoạch được hơn 20 tấn phân vi sinh trong lần thu hoạch đầu tiên. Tâm đang chờ đợi đến đợt thu hoạch lần thứ hai với hi vọng khá hơn lần một.

Chia sẻ về công việc này, Mai Thế Tâm bật mí: Trại bò và các ô nuôi trùn quế tại trại hiện nay do chính em thiết kế. Có được sự thành công bước đầu này, em cũng được sự giúp đỡ của các thầy giáo tại trường, cũng như kinh nghiệm thực tiến khi em học hỏi tại các cơ sở chăn nuôi khác.

Quy trình nuôi trùn quế được Tâm chia sẻ: Trùn được mua về và nhân giống dần. Phân bò tươi sau khi thu gom sẽ ủ khô hoặc ủ với nước từ 7 đến 10 ngày thì mang cho trùn ăn. 2 đến 3 ngày sau đi đưa thêm một lượng phân bò đã ủ lên trên bề mặt của ô trùn để tăng thức ăn cho chúng. Cứ như vậy sau 4 tháng sẽ thu hoạch sản phẩm là phân vi sinh, tức phân của trùn quế.  

Hướng tới nông nghiệp sạch

“Phân trùn quế là lợi phân hữu cơ vi sinh hoàn toàn từ thiên nhiên, tốt nhất trong tự nhiên. Đây cũng được xem là nguồn dinh dưỡng dài hơi cho tất cả các loại cây trồng, giúp tạo ra các sản phẩm nông nghiệp, nhất là rau củ quả chất lượng và năng suất cao. Mặt khác loại phân này có tác dụng lâu bên, giúp cải tạo đất rất tốt. Vì vậy nhu cầu sử dụng phân vi sinh từ trùn quế ngoài thị trường hiện tại rất lớn”, Tâm chia sẻ.

10-11-14_h3
Tâm giới thiệu về quy trình cho trùn ăn, tạo phân vi sinh thiên nhiên hoàn toàn

Với nhu cầu thực tế, Tâm đã có khách đặt hàng, giá bán 1kg phân trùn quế tươi ngay tại trại là 2.500 đồng/kg, phân khô giá 13 - 14 ngàn đồng/kg. Đến nay, trại của Tâm đã xuất ra thị trường đợt phân trùn quế đầu tiên với khối lượng trên 20 tấn.

Ngoài sản xuất phân hữu cơ vi sinh, Tâm cũng nhân giống trùn quế để bán ra thị trường với giá 50 - 60 ngàn đồng/kg. Theo tâm, trùn quế là loại thức ăn giàu đạm để nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản… rất tiện lợi.

Hiện mô hình của Mai Thế Tâm được các hội đoàn của xã Tiến Thành coi là điển hình làm kinh tế để triển khai nhân rộng tại địa phương. Đặc biệt, UBND xã Tiến Thành đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp Tâm xây dựng Hợp tác xã Tư vấn liên kết sản xuất điều và dịch vụ phân bón vi sinh.

Trên phương diện Chủ nhiệm Hợp tác xã, Tâm chia sẻ: Mục tiêu của HTX là liên kết các hộ gia đình, các mô hình sản xuất, chăn nuôi hướng tới sản phẩm nông nghiệp sạch, nông nghiệp chất lượng cao. Hi vọng từ đây mô hình sản xuất phân vi sinh mang thương hiệu Bình Phước sẽ thành công và lan rộng trên địa bàn toàn tỉnh. Để hỗ trợ chương trình, Quỹ Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp thị xã Đồng Xoài cũng đang xem xét giúp Tâm vay vốn để đầu tư mở rộng sản xuất phát triển mô hình.

Tuy còn rất mới mẻ và sẽ còn có nhiều khó khăn, nhưng hi vọng Mai Thế Tâm tiếp tục vượt khó. Sự quyết tâm của tuổi trẻ sẽ giúp Tâm gặt hái được nhiều thành công, trở thành mô hình khởi nghiệp tiêu biểu của tuổi trẻ Bình Phước trong thời gian tới.
Theo Kim Tiền/Báo Nông Nghiệp.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 159

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 156


Hôm nayHôm nay : 62385

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 189557

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60511514