17:02 EDT Thứ sáu, 03/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trồng đinh lăng, rễ bán giá từ 300 ngàn đến 2 triệu đồng/kg khô

Thứ ba - 13/03/2018 19:16
Anh Đinh Văn Phi Vân, ấp Vồ Đầu, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên (An Giang) cho biết: “Hiện nay, cây đinh lăng tiêu thụ rất mạnh ở thị trường trong và ngoài nước. Đinh lăng được các cơ sở y dược thu mua từ 25.000-30.000 đồng/kg (thân, cành và lá). Rễ cây được mua từ 300.000 - 2.000.000 đồng/kg khô (tùy vào số năm tuổi)”.

Những năm gần đây,  nhiều nông dân tỉnh An Giang đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả để phát triển các loại cây dược liệu.

Tận dụng diện tích đất rừng, ông Nguyễn Văn Sơn, (ấp Vồ Đầu, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên) trồng sa nhân tím với diện tích khoảng 3.000m2. “Sa nhân tím sau thời gian 2-3 năm bắt đầu ra hoa, kết trái. Bình quân mỗi ha cho năng suất 100-200kg trái khô (50-100kg hạt). Ngoài việc dùng làm dược liệu, sa nhân còn dùng làm gia vị, hương liệu để sản xuất xà phòng, nước gội đầu và xuất khẩu. Vì vậy, không sợ không có đầu ra và giá cả lại ổn định” - ông Sơn chia sẻ.

 trong dinh lang, re ban gia tu 300 ngan den 2 trieu dong/kg kho hinh anh 1

Nông dân xã An Hảo, huyện Tịnh Biên (An Giang) trồng sa nhân dưới tán rừng mang lại hiệu quả cao. Ảnh: Đ.T

Cũng như ông Sơn, nhiều cư dân núi Cấm tận dụng diện tích đất rừng, đất đồi để phát triển cây dược liệu, trong đó có cây đinh lăng. Anh Đinh Văn Phi Vân (ấp Vồ Đầu, xã An Hảo) cho biết: “Hiện nay, cây đinh lăng tiêu thụ rất mạnh ở thị trường trong và ngoài nước. Đinh lăng được các cơ sở y dược thu mua từ 25.000-30.000 đồng/kg (thân, cành và lá). Rễ cây được mua từ 300.000 - 2.000.000 đồng/kg khô (tùy vào số năm tuổi)”.

Ngoài trồng cây dược liệu tự phát, nông dân nhiều địa phương đã liên kết với nhau để hỗ trợ sản xuất, tìm đầu ra ổn định, lâu dài. Việc thành lập các tổ hợp tác trồng cây dược liệu bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực cho bà con nông dân.

Chủ tịch Hội Nông dân xã Lương Phi (Tri Tôn) Lê Văn Luận cho biết, nhờ điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp nên các loại cây dược liệu ở đây sinh trưởng và phát triển tốt. Hiện xã đã thành lập được 2 tổ hợp tác sản xuất và chế biến cây đinh lăng với diện tích trên 9ha, thu hút 27 người tham gia. Không những bán các sản phẩm từ thân, lá và củ, nông dân trồng đinh lăng còn bán giống cho người dân ở các địa phương khác với giá 5.000 đồng/cây con.

Xã Lương Phi còn phát triển vùng trồng rau tần dày lá với diện tích 20ha, được Công ty Dược Hậu Giang ký hợp đồng bao tiêu giá 2.700 đồng/kg. Bà Nguyễn Thị Tươi (ấp An Ninh) cho biết, trồng rau tần dày lá năng suất 4-5 tấn/công. Với mức giá bao tiêu được công ty đưa ra, sau mỗi vụ thu lãi trên dưới 4 triệu đồng/công...

Theo Đức Toàn /Báo Dân Việt.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 209

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 208


Hôm nayHôm nay : 62385

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 188612

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60510569