22:07 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đồng Tháp: Mô hình liên kết trồng ớt mang lại hiệu quả cao

Thứ năm - 14/03/2013 05:51
Với năng suất bình quân 20 - 25 tấn/ha, cùng với việc thực hiện mô hình liên kết doanh nghiệp - nông dân về tiêu thụ ớt và cung ứng vật tư nông nghiệp, nông dân vùng trồng ớt ở huyện Thanh Bình (tỉnh Đồng Tháp) đã có mức lãi từ 70-180 triệu đồng/ha.
 

 

Theo ông Nguyễn Hồng Hà, chủ doanh nghiệp Dũng ớt ở xã An Phong, huyện Thanh Bình, ớt tươi sau khi thu mua của nông dân được sơ chế xuất bán tiểu ngạch sang thị trường Campuchia, Thái Lan và tiêu thụ thị trường nội địa. Hiện tại có hơn 50% lượng ớt ở Thanh Bình do cơ sở của ông thu mua. Ông còn đầu tư cho nông dân về giống và chi phí ban đầu với mức 1 triệu đồng/ha.

 

Với sản lượng trung bình 20.000 tấn/năm, cây ớt chỉ thiên lai F1 Caprt 45 giống nhập khẩu từ Thái Lan được xem là loại nông sản đặc thù của huyện Thanh Bình. Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, khả năng thích nghi cao, nên ớt trồng ở đây có màu đỏ đẹp, vị cay cao, giữ được lâu. Năm 2012, Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu “ớt Thanh Bình” cho HTX nông nghiệp Thuận Phong, ấp Tân Bình Hạ, xã Tân Huề, huyện Thanh Bình. Hiện nay huyện có hơn 20 điểm thu mua ớt với quy mô lớn cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước.

 

Ông Trần Minh Đức, Phó trưởng trạm khuyến nông huyện Thanh Bình, cho biết: định hướng của huyện năm 2013 là phối hợp với trường Đại học Cần Thơ thực hiện nghiên cứu đề tài sản xuất theo hướng VietGap nhằm xây dựng mô hình sản xuất hoa màu nói chung và cây ớt nói riêng theo quy trình sạch, an toàn. Để cây ớt bền vững, tránh cung vượt cầu, huyện đã tổ chức mô hình liên kết, quy hoạch vùng trồng ớt từ nay đến năm 2020, bình quân sản xuất 1.500 ha/năm, chia thành 3 vụ: Đông Xuân sớm, vụ chính và vụ Hè Thu nghịch rải vụ. Tỉnh Đồng Tháp cũng đang nhân rộng mô hình trồng ớt có liên kết bao tiêu sản phẩm, đồng thời lập dự án sản xuất thử nghiệm máy sấy ớt, máy lặt cuốn lá, mở các cơ sở sản xuất ớt phù hợp tập quán sản xuất của nông dân, đảm bảo năng suất, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường, xây dựng đề án chuỗi giá trị cho cây ớt Thanh Bình.

 

NVT

Nguồn Khuyến nông Việt Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 263

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 259


Hôm nayHôm nay : 54673

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1028845

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72711554